Danh mục

Một số vấn đề về an ninh kinh tế Việt Nam trước các xu thế biến động toàn cầu và quá trình chuyển đổi số

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 437.26 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết với mục tiêu nhằm đảm bảo an ninh kinh tế, giữ một môi trường kinh doanh thuận lợi và an toàn có vai trò then chốt để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo tiền đề quan trọng để hoàn thành các chiến lược và mục tiêu kinh tế dài hạn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về an ninh kinh tế Việt Nam trước các xu thế biến động toàn cầu và quá trình chuyển đổi số HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 17. 1Nguyễn Đông Phong* Tô Công Nguyên Bảo* Nguyễn Khắc Quốc Bảo* Tóm tắt Hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là hai xu hướng toàn cầu chủ yếu hiện nay, tác động bao trùm lên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có vấn đề an ninh kinh tế. Các mô hình kinh doanh kiểu mới, các sản phẩm - dịch vụ của nền kinh tế số cũng đặt ra các thách thức cho an ninh không gian mạng và an ninh phi truyền thống. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 bùng nổ đã gây ra nhiều hệ lụy, làm trầm trọng hơn các bất ổn toàn cầu vốn đã tồn tại trước đây. Các quốc gia đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, các rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến sự đổ vỡ các mối quan hệ kinh tế và chính trị toàn cầu. Khi luật pháp quốc tế và vai trò của các thiết chế đa phương bị suy yếu và thách thức thì việc tự cường trong mọi mặt từ kinh tế đến chính trị là nhân tố sống còn của mỗi quốc gia. Vì vậy, đảm bảo an ninh kinh tế, giữ một môi trường kinh doanh thuận lợi và an toàn có vai trò then chốt để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo tiền đề quan trọng để hoàn thành các chiến lược và mục tiêu kinh tế dài hạn. Từ khóa: An ninh kinh tế, an ninh phi truyền thống, hội nhập quốc tế. 1. Bối cảnh quốc tế và làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 1.1. Các bất ổn toàn cầu đang có xu hướng gia tăng sau đại dịch Covid-19 Đại dịch đã khiến các quốc gia phải thực thi những biện pháp mạnh dạn để phòng chống và khắc chế, đây được xem là cuộc “Đại phong tỏa” có quy mô toàn cầu. Những tác động nặng nề từ cú sốc y tế này không những tàn phá nền kinh tế thế giới mà còn làm các bất ổn trước đây diễn ra nhanh và nghiêm trọng hơn. Việc này gây ra những thách thức tiềm 1 *Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: nguyenbao@ueh.edu.vn 243 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tàng và hậu quả có thể dẫn đến sự đổ vỡ trong mối quan hệ kinh tế lẫn chính trị, một trật tự thế giới mới có thể được thiết lập giai đoạn hậu dịch. Đại dịch có lẽ là chất xúc tác làm cho sự đối đầu vì mâu thuẫn lợi ích giữa các quốc gia trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Minh chứng điển hình là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, quá trình Brexit của Anh với EU. Cũng như hành động của Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 01/2017, xem xét lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và việc dán nhãn chỉ định các đối tác thương mại song phương có hành vi thao túng tiền tệ gần đây. Các bằng chứng này cho thấy chủ nghĩa đơn phương đang trỗi dậy rất mạnh mẽ. Liệu tính dân chủ hóa có suy yếu hay không khi mà chủ nghĩa đa phương trong thời gian qua đang gặp phải những thách thức không nhỏ. Không phải ngẫu nhiên mà một xu hướng chung hiện nay cho thấy các cường quốc như Mỹ ưu tiên chủ nghĩa đơn phương và song phương nhiều hơn. Một viễn cảnh đầy bi quan cho tương lai thế giới khi mà hoàn cảnh 'đèn nhà ai nấy sáng, thân ai nấy lo' càng gia tăng. Kết quả này minh chứng cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy và khu vực hóa hiện nay. Hình 1. Chỉ số bất ổn trong chính sách kinh tế toàn cầu GEPU, giai đoạn 1997-2020 450.00 412.05 400.00 350.00 300.00 250.00 197.64 200.00 216.04 150.00 100.00 50.00 74.66 0.00 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 GEPU Index Nguồn: Nguyễn Khắc Quốc Bảo và Nguyễn Đông Phong (2021), dữ liệu trích xuất từ Policy Uncertainty Ghi chú: Chỉ số bất ổn chính sách kinh tế toàn cầu (Global Economic Policy Uncertainty - GEPU) được xây dựng dựa trên số liệu của 21 nền kinh tế lớn trên thế giới, trên cơ sở: (1) mức độ phản ánh các từ khóa liên quan đến bất ổn, chính sách, kinh tế trên các tờ báo uy tín; (2) báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ (Congressional Budget Office - CBO); và (3) kết quả khảo sát từ Ngân hàng dự trữ liên bang Philadelphia. Cú sốc phi truyền thống từ Covid-19 buộc các quốc gia phải thay đổi chiến lược phát triển, tái cấu trúc nền kinh tế, đồng thời xem xét lại những mối quan hệ thương mại. Đặc biệt, sự thay đổi đến từ các cường quốc càng có mức độ ảnh hưởng nhiều hơn đến kinh 244 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tế và chính trị toàn cầu. Có thể thấy, cạnh tranh địa chính trị của các cường quốc tiếp tục leo thang nhằm khẳng định vị thế người “thủ lĩnh” của khu vực và tham vọng hơn là dẫn dắt thế giới. Kỷ nguyên hậu Covid-19 có thể sẽ dẫn đến một trật tự thế giới mới được thiết lập kể từ sau thời Thế chiến thứ II, thời điểm Mỹ đã có những thành công nhất định trong thiết lập vị thế. Ở góc độ kinh tế, sự cộng hưởng của những bất ổn trước đây và sức tàn phá từ Covid- ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: