Bài viết Một số vấn đề về bảo đảm thực hiện pháp luật trong quản lý công chức tham mưu ở các cơ quan Đảng cấp tỉnh của Việt Nam bước đầu đề xuất một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý công chức tham mưu ở các cơ quan Đảng cấp tỉnh của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về bảo đảm thực hiện pháp luật trong quản lý công chức tham mưu ở các cơ quan Đảng cấp tỉnh của Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 63/2022 117
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
TRONG QUẢN LÝ CÔNG CHỨC THAM MƯU Ở CÁC CƠ QUAN
ĐẢNG CẤP TỈNH CỦA VIỆT NAM
Phan Công Thành
Trường Chính trị tỉnh Bình Dương
Tóm tắt: Để có một đội ngũ công chức tham mưu tốt, cần có các điều kiện và qui phạm pháp
luật cụ thể, nghiêm minh. Thực hiện pháp luật về quản lý công chức tham mưu ở các cơ quan
Đảng cấp tỉnh của Việt Nam cần nhiều yếu tố bảo đảm như mức độ hoàn thiện của hệ thống
pháp luật; năng lực tổ chức thực hiện pháp luật quản lý công chức; điều kiện về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội... Trên cơ sở phân tích các điều kiện, yêu cầu và mức độ đảm bảo của pháp
luật về quản lý công chức tham mưu trong các cơ quan Đảng hiện tại, bài viết bước đầu đề
xuất một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý công chức tham mưu ở các cơ
quan Đảng cấp tỉnh của Việt Nam.
Từ khóa: Đảm bảo thực hiện pháp luật; công chức tham mưu; cơ quan Đảng cấp tỉnh.
Nhận bài ngày 5.8.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 23.8.2022
Liên hệ tác giả: Phan Công Thành; Email: phanthanhvptu@gmail.com
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơ quan Đảng ở cấp tỉnh (hay còn gọi là cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Thành ủy)
là cơ quan do Ban Bí thư quy định thành lập để giúp Tỉnh ủy, mà trực tiếp và thường xuyên là
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thường trực Tỉnh ủy thực hiện vai trò lãnh đạo chính quyền và xã hội
trên địa bàn tỉnh, nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng chính quyền
và các vấn đề khác theo chức năng, nhiệm vụ được quy định [1]. Công tác tham mưu của các
cơ quan Đảng cấp tỉnh được quy định cụ thể tại các Quy định, Quyết định của Ban Bí thư, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan. Thực tiễn
cho thấy, hoạt động quản lý, lãnh đạo của bất kỳ ngành và lĩnh vực nào đều rất cần đến công
tác tham mưu. Việc lãnh đạo thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, thành phố;
các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và chính sách, pháp luật của Nhà nước và
giải quyết các vấn đề của tỉnh đều cần có sự tham mưu của các cơ quan Đảng cấp tỉnh [2]. Các
cơ quan Đảng cấp tỉnh thực hiện công tác tham mưu, cả chiến lược và sách lược, trước mắt và
lâu dài cho Tỉnh ủy, Thành ủy. Đây là những công việc có tầm quan trọng, có vai trò quyết
định, ảnh hưởng đến đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội của tỉnh,
118 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
thành phố. Chất lượng tham mưu, tư vấn của các cơ quan Đảng cấp tỉnh ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả lãnh đạo của Tỉnh ủy, Thành ủy. Đương nhiên, kết quả công tác của các cơ quan Đảng
cấp tỉnh phụ thuộc nhiều vào chất lượng các sản phẩm tham mưu do đội ngũ công chức tham
mưu của chính các cơ quan Đảng cấp tỉnh tạo ra. Mặt khác, muốn có được đội ngũ công chức
tham mưu của các cơ quan Đảng cấp tỉnh đảm bảo về số lượng; hợp lý về cơ cấu; tốt về chất
lượng; môi trường làm việc an toàn, dân chủ, được tôn trọng; có đủ điều kiện hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao thì việc thực hiện pháp luật (THPL) về quản lý công chức tham mưu phải
được đáp ứng, nghiêm túc và công minh.
2. NỘI DUNG
2.1. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý công chức tham mưu ở các cơ
quan Đảng cấp tỉnh của Việt Nam
2.1.1. Điều kiện về mức độ hoàn thiện của pháp luật quản lý công chức tham mưu
Để có đội ngũ công chức tham mưu tốt, hệ thống pháp luật về quản lý công chức tham mưu
phải hoàn thiện. Việc đánh giá hệ thống quy phạm pháp luật có hoàn thiện hay không cần phải
xét trên các phương diện sau: Tính toàn diện; tính thống nhất và đồng bộ; tính phù hợp và khả
thi, tính quyền lực, tính hiệu quả trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
công chức. Nghĩa là chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công chức tham
mưu phải phù hợp với thực tiễn quản lý công chức, đảm bảo tính khả thi, có tính ổn định tương
đối, không chồng chéo, với chất lượng, kỹ thuật lập pháp cao và ngôn ngữ, văn phong diễn đạt
rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, logic.
- Tính toàn diện: Tính toàn diện của các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công
chức tham mưu “thể hiện ở cấu trúc hình thức của nó” [3, tr.354], nghĩa là hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật phải có khả năng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên
các mặt của hoạt động quản lý công chức tham mưu, đa dạng cả về số lượng và chất lượng
nhằm kịp thời giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn quản lý đội ngũ công chức
tham mưu.
- Tính thống nhất và đồng bộ: Tính thống nhất và đồng bộ thể hiện ở chỗ “Giữa các bộ
phận hợp thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật không chỉ có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ
mà còn luôn có sự thống nhất nội tại với nhau” [3, tr.355]. Nghĩa là khi ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý công chức tham mưu như: Tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi
dưỡng; đánh giá…, phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp và tương quan với các quy phạm pháp
luật khác, không chồng chéo, vênh nhau, phải thống nhất về mặt nội dung và hình thức theo
quy chuẩn.
- Tính phù hợp và khả thi: Tính phù hợp và khả thi “Thể hiện ở nội dung của hệ thống
văn bản pháp luật luôn có sự tương quan với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
[3, tr.356]. Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý công chức tham mưu phải phản ánh đúng
trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển
đó. Vì vậy, khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công chức tham mưu phải
đảm bảo các tiê ...