Danh mục

Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ: Nhất quán và không nhất quán

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.94 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhất quán và không nhất quán Trong sự chuẩn mực hoá ở các mặt của ngôn ngữ, thường có xu hướng muốn đạt tới, thậm chí đòi hỏi phải đạt tới cái nhất quán. Thú dụ, trong tiếng Việt, thì khi đã nói “cái bàn” được là nói cái ghế, cái chăn, cái nhà… cũng được; như thế là nhất quán. Nhưng sự thực, không thể không thấy là trong tiếng Việt, vẫn có những hiện tượng về cái không nhất quán, thí dụ: trong sự đối lập có tài và bất tài, các nghĩa khẳng định và phủ định...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ: Nhất quán và không nhất quán Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ Nhất quán và không nhất quánNhất quán và không nhất quánTrong sự chuẩn mực hoá ở các mặt của ngôn ngữ, thường có xu hướng muốn đạttới, thậm chí đòi hỏi phải đạt tới cái nhất quán. Thú dụ, trong tiếng Việt, thì khi đãnói “cái bàn” được là nói cái ghế, cái chăn, cái nhà… cũng được; như thế là nhấtquán. Nhưng sự thực, không thể không thấy là trong tiếng Việt, vẫn có những hiệntượng về cái không nhất quán, thí dụ: trong sự đối lập có tài và bất tài, các nghĩakhẳng định và phủ định được phân biệt rõ, nhưng ở thình lình và bất thình lình thìnghĩa lại như nhau. Có thể dẫn một ví dụ khác: đổi Ý thành Italia và Úc thành Ốt-xtrây-li-a… là nhất quán, nhưng chưa đổi Pháp thành Phơ-răng-xơ là không nhấtquán. Trong tiếng Pháp, cũng có thể thấy rõ các nhất quán, ví dụ: la maison thì lesmaisons, le chien thì les chiens…; nhưng cũng có cái không nhất quán, thí dụ: nouslisons thì vous lisez, nhưng nous disons thì lại vous diles.Quả nhiên, đối với việc sử dụng ngôn ngữ, cái nhất quán có phần thuận tiện.Nhưng nên thấy rằng đó là cái thuận tiện đối với một trình độ phát triển của ý thức.Trẻ con nước Pháp vẫn thường phạm lỗi “vous disez” vì đã từng nói vous lisez,vous visez. Và trẻ con ta có em đã nói “rửa áo quần” vì quen nói rửa mặt, và rửabát. Trong sự chuẩn mực hoá ngôn ngữ xưa nay ở các nước, kể từ thời cổ Hi lạp-La mã, cũng có quan điểm chỉ thấy, chỉ tìm ra cho cái nhất quán và loại bỏ cáckhông nhất quán. Đó là quan điểm của phái nhất quán luận. Nhưng từ xưa tới nay,vẫn có một quan điểm khác, quan điểm thừa nhận, chấp nhận và tôn trọng cái thựctế không nhất quán trong ngôn ngữ, trong bất kì ngôn ngữ nào. Đó là quan điểmcủa phái dị biệt luận. Trong ngôn ngữ học hiện đại, cấu trúc luận là rất gần gũi vớinhất quán luận.Sự thực, cái nhất quán vẫn là cơ bản nhất của ngôn ngữ. Ngôn ngữ không thể nàolà một sự hỗn loạn. Cái hỗn loạn chỉ là cái chi tiết và cái nhất thời ở một giai đoạnnhất định. Và trong nhiều trường hợp, người ta chứng minh được rằng trong cáinhất quán hiện nay vốn có thể là cái không nhất quán trước đây, và cái không nhấtquán hiện nay sẽ có thể là cái nhất quán trong tương lai. Có thể, rất có thể, là ngườiPháp sẽ nói “vous disez”! Và trong tiếng Việt, nếu ta đổi Ý thành Italia; Úc thànhAustralia… thì sẽ thấy đổi Pháp thành France; Mĩ thành America cũng được cả vàsẽ càng nhất quán. Đó là lẽ biện chứng của sự phát triển. Trong ngôn ngữ, lại cầnthấy rằng cái nhất quán không phải chỉ là cái bày ra trước mắt ta trên văn bản. Cáinhất quán trong ngôn ngữ hiện ra là thông qua ý thức của con người. Và có ngườinhìn mà không thấy, nhưng cũng có người nhìn mà thấy cái nhất quán đó. Nhìn màthấy được chính là nhờ có ý thức ngôn ngữ chung, và ý thức về bản ngữ của mình,do học tập mà thành. Cũng như vậy, cách nhìn của ta đối với xã hội, đối với conngười, trong cái đa dạng nhất quán mà không nhất quán, không nhất quán mà nhấtquán, của xã hội, của con người.Cho nên, trong sự chuẩn mực hoá chính tả và thuật ngữ, tưởng không nên quá ngạirằng viết Shakespeare viết axit hoặc acid là không nhất quán với cách viết các từthuộc loại khác trong tiếng Việt. Sự thực quả có không nhất quán, xét về một mặtnào đó, nhưng cũng có thể cho là nhất quán trong ý thức biết phân biệt các loại, cáclớp từ khác nhau như đã trình bày. Cũng chính nhờ có ý thức đó, một ý thức đượctrau giồi, rèn luyện từ lứa tuổi học sinh nhỏ mà cách đọc, phát âm những tên riêngnhư Shakespeare, những thuật ngữ như acid, phénol… cũng trở thành không khó,vì cái khó do cái không nhất quán đó sẽ được phân biệt trên cơ sở đã có ý thức vềcái nhất quán. Thực vậy, đọc và phát âm không phải là “đánh vần” theo cách hiểuđơn giản, mà đó là một hoạt động tổng hợp của trí tuệ, với sự chỉ đạo ngày một cóhiệu quả của ý thức, của một ý thức ngày càng phát triển, tất nhiên là trong nhữngđiều kiện học hành phải thuận lợi cho sự phát triển đó. ...

Tài liệu được xem nhiều: