Danh mục

Một số vấn đề về đối tượng nghiên cứu của khoa học sư phạm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.10 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo đề cập đến các vấn đề về bản chất, cấu trúc, các thành tố của quá trình đào tạo giáo viên với tư cách là đối tượng nghiên cứu của giáo dục học đào tạo nghề GV, hay còn gọi là khoa học sư phạm. Bài báo cũng đưa ra hệ thống các câu hỏi thuộc về những nội dung như: Triết lí, mô hình và mục tiêu đào tạo GV, thiết kế nội dung chương trình và tổ chức thực hiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về đối tượng nghiên cứu của khoa học sư phạm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 33-40 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KHOA HỌC SƯ PHẠM Nguyễn Thanh Bình Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập đến các vấn đề về bản chất, cấu trúc, các thành tố của quá trình đào tạo giáo viên (GV) với tư cách là đối tượng nghiên cứu của giáo dục học đào tạo nghề GV, hay còn gọi là khoa học sư phạm. Bài báo cũng đưa ra hệ thống các câu hỏi thuộc về những nội dung như: (1) Triết lí, mô hình và mục tiêu đào tạo GV, (2) Thiết kế nội dung chương trình và tổ chức thực hiện, trong đó gồm các câu hỏi về: xác định chuẩn đầu ra tương ứng với mục tiêu đào tạo; xây dựng nội dung chương trình đào tạo đáp ứng mục tiêu và chuẩn đầu ra; chuyển tải mục tiêu, chuẩn đầu ra trong các môn học cụ thể; sử dụng các phương pháp đào tạo; phương thức tổ chức các hoạt động thực hành, thực tập sư phạm; sử dụng các hình thức, phương pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá; các điều kiện tổ chức đào tạo GV hiệu quả; quản lí đào tạo và đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo GV. Hệ thống các câu hỏi đã được trình bày dưới dạng những câu hỏi thành phần vừa để gợi ra những khía cạnh cụ thể của từng thành tố, vừa đặt ra những nhiệm vụ mà những người nghiên cứu về khoa học sư phạm tiếp tục cần nghiên cứu và trả lời để cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo GV. Từ khóa: Đối tượng nghiên cứu, khoa học sư phạm, đào tạo nghề GV. 1. Mở đầu Bất kì một khoa học nào được coi là một ngành khoa học độc lập cũng cần có hệ thống các khái niệm, phạm trù riêng, có đối tượng nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu. Dạy học đã được coi là một nghề có vai trò quan trọng và giá trị sống còn đối với sự phát triển của xã hội. Quá trình đào tạo GV cần phải tạo nên những nhà giáo có đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu mới, những GV chuyên nghiệp có khả năng đáp ứng các vai trò mới tương ứng với những đòi hỏi mới của giáo dục trong một bối cảnh thay đổi nhanh chóng. Người GV mang tính chuyên nghiệp được quan niệm là có khả năng sử dụng kiến thức chuyên môn - nghiệp vụ vững vàng và kinh nghiệm thực tế phong phú để có cách thức xử lí tin cậy và phù hợp trước những tình huống đa dạng [4]. Tác giả liên lạc: Nguyễn Thanh Bình, địa chỉ e-mail: ngthanhbinh56@yahoo.com 33 Nguyễn Thanh Bình Vì vậy, quá trình đào tạo giáo viên cần được nghiên cứu, bản chất, cấu trúc, tính quy luật của quá trình này cần được làm sáng tỏ để dựa trên đó có thể thiết kế, vận hành quá trình đào tạo GV mang tính khoa học để tạo ra những người GV như mong đợi. Khoa học nghiên cứu quá trình đào tạo GV có thể được xem như một chuyên ngành của giáo dục học, đó là giáo dục học về đào tạo nghề. Trong phạm vi của bài viết này tác giả chỉ đề cập đến đối tượng nghiên cứu của khoa học nghiên cứu quá trình đào tạo GV. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Bản chất, cấu trúc quá trình đào tạo giáo viên Khoa học nghiên cứu quá trình đào tạo GV trước hết cần trả lời được câu hỏi về bản chất, cấu trúc của quá trình đào tạo GV. Bản chất của quá trình đào tạo giáo viên Quá trình đào tạo GV là quá trình đào tạo nghề nhưng là loại hình đào tạo nghề đặc thù, nghề thuộc nhóm nghề quan hệ Người - Người, hơn nữa đó là nghề giao tiếp trí tuệ, rất phức tạp và tinh tế, nghề tác động đến tâm hồn, nhân cách của những con người đang trong quá trình phát triển. Vì vậy quá trình đào tạo giáo viên cần phải được tổ chức theo hướng thực hành thường xuyên trong môi trường phổ thông. Cấu trúc quá trình đào tạo giáo viên Theo cách tiếp cận hệ thống cấu trúc thì các thành tố cơ bản của quá trình đào tạo GV bao gồm: Mục tiêu, nội dung, phương thức đào tạo, đánh giá, người dạy, người học, điều kiện và quản lí đào tạo,. . . Theo cách tiếp cận CPIO thì cấu trúc quá trình đào tạo GV bao gồm các yếu tố: - Bối cảnh (C) quy định quá trình đào tạo GV là các yếu tố: giáo dục phổ thông (GDPT) trong tương lai, mô hình nhà trường, chương trình GDPT mới, xu thế đổi mới/cải cách ĐTGV trên thế giới, những ưu tiên. - Quá trình (P) bao gồm: + Các hoạt động nào được tổ chức? Bao gồm các hoạt động đào tạo, quản lí và nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo; + Những lực lượng nào tham gia quá trình đào tạo? Đó là sinh viên, đội ngũ GV, cán bộ quản lí, đội ngũ giáo viên ở hệ thống trường phổ thông,. . . - Đầu vào (I) gồm có: người học (khả năng, động cơ); chương trình (nội dung, cấu trúc); năng lực cán bộ quản lí và giảng viên; cơ sở vật chất (phòng học, phòng thí nghiệm, trang thiết bị, côn ...

Tài liệu được xem nhiều: