Danh mục

Một số vấn đề về giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 7      Loại file: docx      Dung lượng: 20.16 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Một số vấn đề về giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay nêu lên những nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục quyền con người ở Việt Nam; thực trạng giáo dục quyền con người ở Việt Nam; một số giải pháp thúc đẩy giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay Một số vấn đề về giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay 16:44' 9/12/2008 Trong hệ  thống các giá trị  mà nhân loại đã tạo ra, quyền con người có vị  trí  quan trọng, vừa là mục tiêu, động lực, vừa là điều kiện thúc đẩy sự phát triển  của các giá trị còn lại. Tôn trọng và thúc đẩy việc bảo đảm quyền con người   đã trở thành xu thế  tất yếu mang tính toàn cầu, theo đó, giáo dục quyền con   người (giáo dục nhân quyền) cũng trở thành yêu cầu bức thiết, mang tính thời   đại. Giáo dục quyền con người là hoạt động có định hướng, có tổ  chức, có mục  đích của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở  họ  tri thức về quyền con người để  biết tự  mình bảo vệ  quyền của mình và  tôn trọng quyền của người khác phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của các  chuẩn mực  trong pháp luật quốc tế  và pháp luật quốc gia về  quyền con  người. Có thể khẳng định, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã đặt nền  móng cho hoạt động giáo dục quyền con người trên toàn thế giới. Ngay trong   lời nói đầu của Tuyên ngôn đã viết: “Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố  bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền là mục tiêu chung cho tất cả các dân  tộc và các quốc gia phải phấn đấu đạt tới để  nhằm mục đích cuối cùng là  mỗi cá nhân, mỗi tổ chức xã hội, luôn luôn ghi nhớ bản Tuyên ngôn bằng giáo   dục và giảng dạy sẽ nỗ lực thúc đẩy tôn trọng đối với các quyền và những tự  do cơ bản”(1). Việc giáo dục quyền con người được thực hiện ở các cấp độ  khác nhau, với   nhiều hình thức, phương pháp đa dạng, phong phú, tùy thuộc vào điều kiện  cụ thể của mỗi quốc gia, và chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Sự khác biệt  về  điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội dẫn đến mỗi quốc gia có cách   tiếp cận, phạm vi, mức độ, phương pháp và hình thức giáo dục về quyền con   người khác nhau. 1. Những nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục quyền con người ở Việt Nam Thứ nhất, là một nước xã hội chủ nghĩa với chế độ chính trị có một đảng duy  nhất lãnh đạo, nên Việt Nam luôn là địa chỉ  để  các thế  lực thù địch lợi dụng   vấn đề dân chủ, nhân quyền, công kích, bôi nhọ, áp đặt các quan điểm chính  trị phản động, hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động các phần tử  bất mãn tập hợp lực lượng chống phá, hòng lật đổ  chế  độ. Do đó, cần phải  có quan điểm chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, để một mặt, ngăn chặn các hành vi  phá hoại; mặt khác, ngăn chặn tâm lý né tránh, coi nhân quyền là vấn đề nhạy   cảm dẫn đến không chú trọng thúc đẩy giáo dục nhân quyền, và hệ  lụy tất   yếu của nó là công chúng sẽ  không hiểu đầy đủ  về  bản chất quyền con  người, về  quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt  Nam về quyền con người. Thứ  hai, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về  quyền con người   cũng có  ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến đối tượng, nội dung, hình thức,  phương pháp giáo dục quyền con người. Có thể  khẳng định, Đảng và Nhà  nước Việt Nam luôn “kết hợp tính phổ  biến và tính đặc thù của quyền con  người   trong   nhận   thức   và   giải   quyết   các   vấn   đề   về   quyền   con   người”;   “quyền con người có tính giai cấp, đồng thời là một giá trị  nhân loại, quyền   con người và quyền dân tộc cơ  bản là thống nhất; “quyền con người phụ  thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và truyền thống của dân  tộc”, “Quyền con người, quyền công dân phải được chế  độ  pháp luật bảo  vệ”(2). Tuy nhiên, các quan điểm này trên thực tế  vẫn chưa được truyền tải  một cách đầy đủ, rộng rãi, thường xuyên đến mọi đối tượng trong xã hội, do  giáo dục quyền con người vẫn chưa được chú trọng đầy đủ, chưa được mở  rộng cả về đối tượng, phạm vi, cấp độ giáo dục. Thứ ba, yếu tố lịch sử ­ văn hoá cũng tác động không nhỏ đến giáo dục quyền   con người  ở  Việt Nam. Các phong tục, tập quán lạc hậu, những quan niệm   về đạo đức, lễ giáo phong kiến còn mang đậm dấu ấn và ảnh hưởng lâu dài  trong đời sống của nhân dân Việt Nam, có tác động sâu sắc đến nhận thức về  quyền con người và giáo dục về quyền con người, trong đó có giáo dục về tư  tưởng bình quyền, bình đẳng giới. Thứ tư, quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đặt ra yêu cầu  cấp bách phải tăng cường công tác giáo dục quyền con người. Vì, cùng với  giáo dục pháp luật và các dạng giáo dục khác, giáo dục quyền con người trực  tiếp góp phần tạo ra các nội dung, giá trị của Nhà nước pháp quyền, đảm bảo  cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam hình thành trong thực tiễn. Thực hiện tốt  giáo dục quyền con người còn giúp cho quá trình này được rút ngắn và đi   đúng hướng, tránh được những lệch lạc, phiến diện trong việc xây dựng Nhà  nước pháp quyền Việt Nam. Thứ  năm, trong xu thế  hội nhập và phát triển hiện nay, khi khoa học công  nghệ  đang phát triển mạnh mẽ, bên cạnh mặt tích cực, còn nhiều tác động  tiêu cực như sự phức tạp, nhiễu loạn của thông tin đa chiều, đặc biệt là các  thông tin liên quan đến quyền con người dẫn đến sự chệch hướng trong nhận   thức về  quyền con người của một bộ phận không nhỏ  công chúng, đặc biệt   là giới trẻ dễ bị ảnh hưởng của thiên hướng đề  cao chủ nghĩa cá nhân vị kỷ,  thoát ly môi trường xã hội, chỉ muốn hưởng thụ, mà không biết cống hiến. Như  vậy, việc nhận diện đầy đủ  các yếu tố  tác động đến giáo dục quyền   con người để có định hướng, quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng và thực   hiện một chiến lược tổng thể về giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện   nay, góp phần quan trọng thúc đẩy việc tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi  ích hợp pháp, chính đáng của mọi công dân. 2. Thực trạng giáo dục quyền con người ở Việt Nam Việt Nam  đã  đạt  được những thành tựu đáng kể  trong lĩnh vực giáo dục  quyền con người, quyền công dân; đặc biệt là việc giáo dục quyền trẻ  em   theo nội dung Công  ước Liên hợp quốc về  quyền trẻ  em (CRC), giáo dục   quyền phụ nữ theo nội dung công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình  thức phân biệt đối xử phụ nữ. Đảng, Nhà nước đã đề  ra chủ  trươ ...

Tài liệu được xem nhiều: