Danh mục

MỘT SỐ VẤN ĐỀ XUNG QUANH PHẠM TRÙ CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 269.47 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chủ nghĩa hiện đại (modernism), cả thuật ngữ lẫn khái niệm, như ta biết, được dùng trước hết để mô tả thực tiễn văn nghệ phương Tây. Thế nhưng ở học thuật phương Tây (Tây Âu và Hoa Kỳ) thuật ngữ này chỉ đến những năm 1980 mới được thừa nhận là xác đáng để mô tả một tiến trình của lịch sử nghệ thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ XUNG QUANH PHẠM TRÙ CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI MỘT SỐ VẤN ĐỀ XUNG QUANH PHẠM TRÙ CHỦ NGHĨA HIỆN ĐẠI Lại Nguyên Ân 1 Chủ nghĩa hiện đại (modernism), cả thuật ngữ lẫn khái niệm, như ta biết, đượcdùng trước hết để mô tả thực tiễn văn nghệ phương Tây. Thế nhưng ở học thuậtphương Tây (Tây Âu và Hoa Kỳ) thuật ngữ này chỉ đến những năm 1980 mớiđược thừa nhận là xác đáng để mô tả một tiến trình của lịch sử nghệ thuật. Trước đó sách báo phương Tây chỉ ghi nhận phong cách hiện đại (từ tiếngPháp: modern, - nghĩa là mới nhất, hiện thời) như một khuynh hướng nghệ thuật(kiến trúc, đồ họa, nghệ thuật trang trí ứng dụng) châu Âu và Hoa Kỳ cuối thế kỷXIX đầu XX: ở Bỉ, Anh, Mỹ nó được biết đến dưới tên gọi Art Nouveau, ở áo:Sezessionstil, ở Italia: Stile Liberty; chỉ ở văn học tiếng Tây Ban Nha mớidùng từ modernismo. Một thời gian dài kể từ những năm 1960, chủ nghĩa hiện đại (tiếng Nga:modernizm) là khái niệm của các ngành mỹ học, nghệ thuật học, nghiên cứu vănhọc, phê bình văn nghệ ở cộng đồng xã hội chủ nghĩa thế giới, trước hết là LiênXô. Nếu có dịp xem lại các loại sách bách khoa xuất bản ở Liên Xô những năm1960 - 1990, hoặc thuộc loại bách khoa thư tổng hợp như Ðại bách khoa thư LiênXô (30 tập), Từ điển Bách khoa Liên xô (1 tập, in lần đầu 1979, tái bản nhiều lần),hoặc thuộc loại bách khoa chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, văn học, như Báchkhoa thư nghệ thuật phổ thông (2 tập, in lần đầu 1986), Giản yếu bách khoa thưvăn học (9 tập, xuất bản lần đầu từ 1962 đến 1978), Từ điển bách khoa văn học (1tập, in 1987), Từ điển bách khoa của người trẻ tuổi nghiên cứu văn học (1 tập, in1988)(1) v.v... ta thấy trong đó đều có mục từ modernizm. Ta hãy xem phạm trù chủ nghĩa hiện đại được xác định và miêu thuật nhưthế nào. Từ điển bách khoa Liên Xô (1979) với tính văn gọn cần thiết của loại báchkhoa thư 1 quyển, chỉ nói về modernizm trong 6 dòng: tên chung để gọi nhữngkhuynh hướng nghệ thuật và văn học cuối thế kỷ XIX - đầu XX (lập thể, đađa, siêuthực, vị lai, biểu hiện, trừu tượng, v.v...) thể hiện sự khủng hoảng của văn hóa tưsản và được định tính bởi sự đoạn tuyệt với truyền thống chủ nghĩa hiện thực(2). Ðại bách khoa thư Liên Xô, tập 16(1974) và Từ điển bách khoa triết học(1983) ở mục từ modernizm đều dùng bài viết khá dài của Viện sĩ M.A. Lifshitz(1903 - 83), ở câu định nghĩa mở đầu đã coi chủ nghĩa hiện đại là khuynh hướngchính của nghệ thuật tư sản thời đại suy sụp(3). Câu mở đầu mục từ này ở Báchkhoa thư nghệ thuật phổ thông (1986) cũng không khác bao lăm: chủ nghĩa hiệnđại là tên gọi khái quát một loạt tư trào nghệ thuật thế kỷ XX bao hàm sự khủnghoảng sâu sắc của văn hóa tư sản thời đại đế quốc chủ nghĩa(4). Cho đến Từ điểnbách khoa văn học (1987), mục modernizm do A.M. Zverev, một chuyên giaNga về văn học Hoa Kỳ cũng vẫn viết trong tinh thần trên; đây là câu mở đầu:Chủ nghĩa hiện đại - phong trào triết mỹ trong văn học và nghệ thuật thế kỷ XX,phản ánh sự khủng hoảng của thế giới tư sản và của kiểu ý thức do nó tạo ra(5).Quả là không có khác biệt đáng kể so với câu mở đầu mục từ rất dài do Chernovaviết về modernizm ở Giản yếu bách khoa thư văn học (tập 4) xuất bản 20 nămtrước đó: Modernizm ố tên gọi ước lệ chung cho rất nhiều những hiện tượngkhủng hoảng trong nghệ thuật thế giới thế kỷ XX, nhất là văn học(6). Tránh nêu sự nhận định ngay ra ở câu đầu, hình như là phương châm của ngườisoạn những mục từ tương tự ở loại sách có tính cách giáo khoa. Từ điển thuật ngữnghiên cứu văn học (1974) do L.I. Timofeev và S.V. Turaev soạn, sử dụng bài viếtcủa A. Sulejmanov về modernizm mở đầu bằng câu này: Thuật ngữ loại hình họcdùng cho nghệ thuật thế kỷ XX, nhưng được giải thích rất khác nhau(7). Từ điểnbách khoa của người trẻ tuổi nghiên cứu văn học (1988) do V.I. Novikov soạn, mởđầu mục từ modernizm bằng một câu có lẽ là lời giải thích dùng cho trẻ em nênngười giải thích cũng tự cho phép mắc vào vòng ấu trĩ ít nhiều: Modernizm -thuật ngữ dùng để trỏ nhiều hiện tượng văn học và nghệ thuật thế kỷ XX, nhữnghiện tượng nảy sinh bởi chính thế kỷ này (thuật ngữ có xuất xứ từ đây) nên mới mẻso với nghệ thuật nảy sinh sớm hơn, trước hết là so với chủ nghĩa hiện thực thế kỷXIX(8). Về phạm vi những hiện tượng văn nghệ được quy vào phạm trù chủ nghĩahiện đại, giới nghiên cứu phê bình Xô Viết hình như không có sự nhầm lẫn nàothật lớn. Ðiều cần nói là họ đã nhận diện và phê phán nó từ lập trường phủ địnhtiêu cực. Tiếp nối việc A.V. Lunacharsky phê phán văn nghệ suy đồi (décadence)cuối thế kỷ XIX - đầu XX, các nhà phê bình Xô Viết liệt vào chủ nghĩa hiện đạivà phê phán hàng loạt hiện tượng, nhóm phái trong văn nghệ các nước phươngTây suốt thế kỷ XX, từ chủ nghĩa tiền phong (avant-gardisme), các nhóm pháiđađa (dadaisme), lập thể (cubisme), vị lai (futurisme), ấn tượng (impressi ...

Tài liệu được xem nhiều: