Danh mục

Một số vùng sinh thái Việt Nam và các giống lúa địa phương - Tập 1

Số trang: 51      Loại file: pdf      Dung lượng: 20.42 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 35,000 VND Tải xuống file đầy đủ (51 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Các giống lúa địa phương đang phổ biến tại một số vùng sinh thái Việt Nam - Tập 1 sẽ có ích đối với đông đảo bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu và trồng trọt những giống lúa địa phương. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vùng sinh thái Việt Nam và các giống lúa địa phương - Tập 1 CÁC GING LÚA A PHNG ANG PH BIN TI MT S VÙNG SINH THÁI VIT NAM Tập 1 Hà nội - 2005 Trung t©m Tµi nguyªn thùc vËt, ViÖn Khoa häc N«ng nghiÖp ViÖt Nam Lời nói đầu Trong những năm qua, nhờ chính sách “Đổi mới” cùng với việc áp dụng tiến bộkỹ thuật đặc biệt là những giống mới đã đưa nước ta trở thành một trong những nướcxuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, ở một số vùng, miền do tính chất đặcthù về sinh thái, khả năng kinh tế và truyền thống canh tác của cộng đồng nông dân,việc đưa những giống lúa cải tiến chịu thâm canh vào đã gặp nhiều khó khăn làm giảmhiệu quả đầu tư trong nông nghiệp. Thực tiễn sản xuất ở những vùng sinh thái khó khăn, trình độ canh tác và đầu tưkhông cao thì những Giống Lúa địa phương có khả năng thích nghi cao với các điềukiện đất đai, khí hậu và tập quán trồng trọt, văn hoá sử dụng ở địa phương lại tỏ rõ ưuthế và đóng vai trò chính trong việc đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ - “xoá đói”cho những vùng khó áp dụng giống cải tiến. Chính trong những Giống Lúa địa phươngnày, một số giống được coi là giống đặc sản vì nó là nguồn gen đặc hữu của địaphương có chất lượng cao, tiềm năng về giá trị hàng hoá lớn. Những giống này lànhân tố chính trong việc xây dựng thương hiệu nông sản. Hơn nữa, gần đây giốngLúa địa phương cũng được quan tâm đặc biệt trong việc thực hiện chính sách 3 tăng3 giảm tiến tới xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha. Chính vì vậy việc tuyên truyền và giớiithiệu rộng các nguồn gen lúa địa phương có tiềm năng nói chung và các giống lúa đặcsản nói riêng đang là nhu cầu cấp thiết của sản xuất. Tuy nhiên, cho tới nay việc nông dân tự chọn và để giống, phổ biến giống tốt –giống địa phương của mình cho cộng đồng xung quanh còn rất hạn chế, dẫn đến việcmất đi tác dụng “xoá đói”, “giảm nghèo”, “làm giàu” cho cộng đồng nông dân, trongkhi Nhà nước “Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gianghiên cứu, lai tạo và sản xuất giống tốt, cung ứng cho nhu cầu sản xuất” (TríchQuyết định số 225/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chươngtrình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp thời kỳ 2000-2005). Với mong muốn phổ biến lại những thông tin tới bạn đọc là bà con nông dân,cũng như những ai quan tâm có được những thông tin cơ bản về nguồn gốc, đặcđiểm nổi bật và nhược điểm chủ yếu của mỗi giống, trong cuốn sách nhỏ này chúngtôi lựa chọn một số giống lúa địa phương hiện đang được nông dân sử dụng phổ biếntại một số vùng sinh thái miền bắc Việt Nam. Nguồn gen lúa địa phương này đồng thời cũng đang được bảo tồn tại Ngânhàng gen cây trồng Quốc gia với đầy đủ các thông tin lai lịch, mô tả và đánh giá củanông dân và các nhà nghiên cứu là nơi mợi người có thể tiếp cận và khai thác sửdụng các nguồn vật liệu đó. Chúng tôi hy vọng tập sách này sẽ có ích đối với đông đảo bạn đọc có nhu cầunghiên cứu, tìm hiểu và trồng trọt những giống lúa địa phương. Tuy nhiên do sự đadạng và tính chất phức tạp của sản xuất nông nghiệp cũng như điều kiện thu thập vàxử lý thông tin, nên chắc chắn sách còn nhiều khiếm khuyết, mong bạn đọc lượng thứvà góp ý sửa chữa để nâng cao hiệu quả của sách. Chúng tôi chân thành cảm ơn Ông Đỗ Hữu Thiện Chánh văn phòng, Văn phòngbảo hộ giống cây trồng mới, Cục Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Ông Michael Turner Cố vấn trưởng Hợp phần giống cây trồng, Chương trình hỗtrợ phát triển ngành nông nghiệp đã động viên khuyến khích và giới thiệu sách, cảmơn các tác giả và cộng sự đã tích cực phối hợp để cuốn sách sớm ra mắt bạn đọc. TM. Ban biên tập 1 Tên giống: Kháu khỉnh1. Nguồn gốc • Tên gọi khác: Nếp gừng • Được trồng từ lâu đời tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình. Là giống lúa nếp nương địa phương, được nông dân tự chọn lọc và để giống. Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia.2. Đặc điểm chính • Cây cao 135,4 cm. Phiến lá mầu xanh đậm, lá nhẵn, bẹ lá mầu xanh. Bông to, dài 31 cm. Hạt thóc bầu, không có râu, vỏ trấu khía vàng và nhẵn, mỏ hạt mầu đỏ, mày đỏ, vỏ lụa mầu trắng. Khả năng đẻ nhánh mạnh, cây cứng trung bình.Chịu hạn, ít sâu bệnh. • Thời gian sinh trưởng khoảng 154 ngày.3. Cách trồng và văn hoá sử dụng • Thời vụ: Gieo tháng 5, sau mưa đầu Hạ. • Thích hợp với chân đất trung bình, trồng được trên các sườn đồi dốc. Được sử dụng làm các loại bánh, làm sính lễ trong các tập tục của người Tày. 2 Tên giống: Plau la1. Nguồn gốc Được trồng từ lâu đời tại huyệnSapa, tỉnh Lào Cai. Là giống nếp địaphương được nông dân tự chọn lọcvà để giống. Hiện nay đang được lưugiữ tại ngân hàng gen cây trồng Quốcgia.2. Đặc điểm chính • Cây cao 95,2 cm. Phiến lá màu xanh, lông trên bề mặt lá trung bình, góc lá ngang, cây cứng trung bình. Bông dài khoảng 26,8 cm. Hạt thóc to bầu, có râu, râu ngắn, màu nâu, mỏ hạt màu tím, màu vỏ trấu vàng hoặc khía vàng, lông trên vỏ trấu ngắn, mày hạt màu vàng rơm, vỏ lụa màu trắng, • Thời gian sinh trưởng 141 ngày.3. Cách trồng và văn hoá sử dụng • Thời vụ: Thích hợp trong vụ mùa, gieo tháng 3, thu tháng 9. • Thích hợp trồng ở thung lũng. • Được sử dụng làm lương thực và làm các loại bánh cổ truyền. 3 Tên giống: Khẩu nùa khao1. Nguồn gốc Được trồng từ lâu đời tại huyệnBắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Là giống lúanếp ruộng địa phương, được nôngdân tự chọn lọc và để giống. Hiệnđang được lư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: