Danh mục

Một số ý kiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất xi măng và kính xây dựng ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.41 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh là những chủ đề nhận được sự quan tâm không chỉ của nhà nghiên cứu khoa học mà còn là các mục tiêu quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao năng suất, chất lượng và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững là hướng đi cần thiết đối với các doanh nghiệp (trong đó có doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng) ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất xi măng và kính xây dựng ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ KÍNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1 TS. Đoàn Xuân Hậu – PGS.TS. Lê Trung Thành – TS. Nguyễn Thị Phương Linh2 NCS. ThS. Nguyễn Quỳnh Trang3 Tóm tắt: Năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh là những chủ đề nhận được sự quan tâm không chỉ của nhà nghiên cứu khoa học mà còn là các mục tiêu quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao năng suất, chất lượng và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững là hướng đi cần thiết đối với các doanh nghiệp (trong đó có doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng) ở Việt Nam. Vì vậy, thông qua kết quả khảo sát các lãnh đạo, nhà quản trị của các doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng ở Việt Nam, bài viết sẽ hướng đến trình bày thực trạng và đưa ra một số ý kiến nhằm năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng ở Việt Nam. Từ khóa: Năng suất, chất lượng, lợi thế cạnh tranh, sản xuất xi măng, kính xây dựng, cách mạng công nghiệp 4.0. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH Trong những năm vừa qua, năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh là chủ đề không chỉ nhận được quan tâm của lãnh đạo và các nhà quản trị tại các doanh nghiệp, mà còn là chủ đề được nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước thực hiện nghiên cứu: Thứ nhất, năng suất là một thuật ngữ thường được sử dụng trong cả các cuộc thảo luận học thuật và thực tế. Tuy nhiên, các định nghĩa về năng suất dường như phụ thuộc vào quan điểm của người đánh giá và bối cảnh sử dụng nó. Nhìn chung, năng suất được định nghĩa một cách phổ biến là việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực – lao động, vốn, đất đai, vật liệu, năng lượng, thông tin – trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Ngoài ra, năng suất cũng có thể được định nghĩa là mối quan hệ giữa kết quả và thời gian cần thiết để hoàn thành chúng. Thời gian thường là mẫu số tốt vì nó là một phép đo tổng quát, và nó nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Càng ít thời gian để đạt được kết quả mong muốn, hệ thống hoạt động càng hiệu quả. Hiện tại năng suất là một chỉ số về khả năng cạnh tranh của tính bền vững của thị trường, là một công cụ đo lường xác định tính hiệu quả của một tổ chức về mặt tỷ lệ đầu ra được sản xuất với đầu vào đã sử dụng. Vì vậy, các nhà quản trị cần phải đánh giá thường xuyên về tất cả các yếu tố để duy trì và cải thiện năng suất (Sherman và cộng sự, 2006). Năng suất và chất lượng là một phần trọng yếu trong chiến lược hoạt động của tổ chức. Năng suất đóng một vai trò quan trọng trong ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô. Ở cấp độ vi mô, các doanh nghiệp sử dụng năng suất như một thước đo hiệu quả để so sánh với các công ty đứng đầu, từ đó xác định phương hướng hoạt động (Kiraci và cộng sự, 2016). 1 Bài viết là sản phẩm của đề tài cấp Bộ xây dựng, mã số đề tài: RD 40-19. 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 3 Học viện Ngân hàng. 789 Thứ hai, khái niệm chất lượng có nhiều cách hiểu khác nhau với từng góc độ tiếp cận khác nhau. Như dưới góc nhìn của doanh nghiệp, chất lượng yêu cầu các doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận và có chất lượng cao hơn của đối thủ cạnh tranh với chi phí thấp hơn hoặc có nhiều khác biệt về tính năng, công dụng mà sản phẩm đem lại cho khách hàng. Gần đây, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong TCVN ISO 9000 đã đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. Như vậy, chất lượng có những đặc điểm: (i) Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình; (ii) Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng; (iii) Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phi xét và chỉ xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội; (iv) Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được trong chúng trong quá trình sử dụng; (v) Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình và phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các chuyên gia đánh giá và kiểm soát chất lượng. Bên cạnh đó, theo Singh (2012) với đặc thù áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì chất lượng của các quy trình, dịch vụ và sản phẩm sẽ quyết định đến năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, thị phần của doanh nghiệp. Vì thế, nâng cao chất lượng trở thành mục tiêu quan trọng trong trong quản trị doanh nghiệp (Brüggemann, 2012) và nâng cao chất lượng trở thành mối quan tâm của doanh nghiệp tất cả các hoạt động trong chuỗi giá trị của một doanh nghiệp và đặc biệt tr ...

Tài liệu được xem nhiều: