Một số ý kiến về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 352.55 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Một số ý kiến về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 phân tích những quy định của pháp luật, những bất cập liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, từ đó đưa ra những ý kiến để hoàn thiện vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 Nguyễn Dương Ánh Sương, Nguyễn Phước Thiện, Vũ Thị Bích Phương Khoa Luật, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Hôn nhân là mối quan hệ cơ bản trong xã hội hiện nay, là sự kiện liên kết giữa một người nam và một người nữ, là quan hệ gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu hai bên và tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu vật chất trong đời sống hàng ngày. Sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn thì sự liên kết giữa vợ chồng mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lí phát sinh quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản. Hiện nay tần suất hôn nhân đổ vỡ mỗi ngày không còn là con số nhỏ, mọi người đều quan tâm đến việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, nhưng trên thực tế, Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) vẫn cho phép các cặp vợ chồng phân chia tài sản chung ngay cả trong thời kỳ hôn nhân. Trong phạm vi bài viết này nhóm tác giả đã phân tích những quy định của pháp luật, những bất cập liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, từ đó đưa ra những ý kiến để hoàn thiện vấn đề này. Từ khóa: tài sản chung, quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, thời kì hôn nhân, thỏa thuận. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quan hệ gia đình là tế bào của xã hội. Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nhân có thể xem là quan hệ nền tảng của mỗi gia đình. Trong quan hệ vợ chồng bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu thương lẫn nhau không thể không quan tâm tới đời sống vật chất. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất tinh thần cho gia đình. Vì thế hôn nhân và gia đình là một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật việt nam và ngày càng có một vai trò tích cực. cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự du nhập của những giá trị văn hóa mang tính quốc tế nên các mối quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình ở Việt Nam cũng có những biến chuyển để trở nên phù hợp. Điều này đòi hỏi pháp luật cần có những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở đời sống thực tiễn về quyền sở hữu riêng của công dân đã công nhận quyền có tài sản của vợ chồng, cũng như quyền được yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ chồng, các thành viên trong gia đình và người khác. 2519 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN 2.1 Quy định pháp luật vềchia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Quan hệ hôn nhân và gia đình gắn liền với quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, quan hệ tài sản này chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân giữa vợ, chồng chấm dứt. Tuy nhiên hiện nay nhiều cặp vợ chồng muốn chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà không phải ly hôn vì những lý do mâu thuẫn về tài sản của vợ và chồng. Theo Điều 33 Luật HN&GĐ 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân. Các tài sản được tặng cho chung, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp được tặng, cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Trong Điều 38 của Luật HN&GĐ 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân nhưng không quy định cụ thể về chia tài chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân mà trao cho vợ, chồng quyền thỏa thuận chia một phần hay toàn bộ tài sản chung để phù hợp với nhu cầu của từng chủ thể. Trong trường hợp không tự thỏa thuận được thì vợ, chồng yêu cầu tòa án giải quyết; vợ, chồng có thể đơn phương yêu cầu Tòa án chia tài sản trong thời kì hôn nhân. Tuy nhiên trừ những trường hợp mà việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân bị vô hiệu được quy định tại 51 Điều 42 luật này nếu việc chia tài sản chung của vợ chồng ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Hay nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ: nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị tòa án tuyên bố phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước; nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận chia được ghi trong văn bản, nếu văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì ngày có hiệu lực chính là ngày lập văn bản. Trường hợp vợ chồng chia tài sản mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. Trường hợp do Tòa án chia thì việc chia có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 2520 2.2 Hậu quả pháp lý c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 Nguyễn Dương Ánh Sương, Nguyễn Phước Thiện, Vũ Thị Bích Phương Khoa Luật, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Hôn nhân là mối quan hệ cơ bản trong xã hội hiện nay, là sự kiện liên kết giữa một người nam và một người nữ, là quan hệ gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu hai bên và tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu vật chất trong đời sống hàng ngày. Sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn thì sự liên kết giữa vợ chồng mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lí phát sinh quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản. Hiện nay tần suất hôn nhân đổ vỡ mỗi ngày không còn là con số nhỏ, mọi người đều quan tâm đến việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, nhưng trên thực tế, Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) vẫn cho phép các cặp vợ chồng phân chia tài sản chung ngay cả trong thời kỳ hôn nhân. Trong phạm vi bài viết này nhóm tác giả đã phân tích những quy định của pháp luật, những bất cập liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, từ đó đưa ra những ý kiến để hoàn thiện vấn đề này. Từ khóa: tài sản chung, quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, thời kì hôn nhân, thỏa thuận. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quan hệ gia đình là tế bào của xã hội. Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nhân có thể xem là quan hệ nền tảng của mỗi gia đình. Trong quan hệ vợ chồng bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu thương lẫn nhau không thể không quan tâm tới đời sống vật chất. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất tinh thần cho gia đình. Vì thế hôn nhân và gia đình là một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật việt nam và ngày càng có một vai trò tích cực. cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự du nhập của những giá trị văn hóa mang tính quốc tế nên các mối quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình ở Việt Nam cũng có những biến chuyển để trở nên phù hợp. Điều này đòi hỏi pháp luật cần có những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở đời sống thực tiễn về quyền sở hữu riêng của công dân đã công nhận quyền có tài sản của vợ chồng, cũng như quyền được yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ chồng, các thành viên trong gia đình và người khác. 2519 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN 2.1 Quy định pháp luật vềchia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Quan hệ hôn nhân và gia đình gắn liền với quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, quan hệ tài sản này chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân giữa vợ, chồng chấm dứt. Tuy nhiên hiện nay nhiều cặp vợ chồng muốn chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà không phải ly hôn vì những lý do mâu thuẫn về tài sản của vợ và chồng. Theo Điều 33 Luật HN&GĐ 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân. Các tài sản được tặng cho chung, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp được tặng, cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Trong Điều 38 của Luật HN&GĐ 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân nhưng không quy định cụ thể về chia tài chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân mà trao cho vợ, chồng quyền thỏa thuận chia một phần hay toàn bộ tài sản chung để phù hợp với nhu cầu của từng chủ thể. Trong trường hợp không tự thỏa thuận được thì vợ, chồng yêu cầu tòa án giải quyết; vợ, chồng có thể đơn phương yêu cầu Tòa án chia tài sản trong thời kì hôn nhân. Tuy nhiên trừ những trường hợp mà việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân bị vô hiệu được quy định tại 51 Điều 42 luật này nếu việc chia tài sản chung của vợ chồng ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Hay nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ: nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị tòa án tuyên bố phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước; nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận chia được ghi trong văn bản, nếu văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì ngày có hiệu lực chính là ngày lập văn bản. Trường hợp vợ chồng chia tài sản mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. Trường hợp do Tòa án chia thì việc chia có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 2520 2.2 Hậu quả pháp lý c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài sản chung Quan hệ nhân thân Quan hệ tài sản Luật Hôn nhân và Gia đình Hệ thống pháp luật Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng dưới khía cạnh xã hội - pháp lý và những vấn đề đặt ra
7 trang 90 0 0 -
Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật hôn nhân và gia đình
97 trang 78 0 0 -
Những vướng mắc về công tác xác minh điều kiện thi hành án dân sự và giải pháp hoàn thiện pháp luật
16 trang 77 1 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 6 - ThS. Bạch Thị Nhã Nam
33 trang 72 0 0 -
Pháp luật về người lao động chưa thành niên ở Việt Nam - Bất cập và giải pháp hoàn thiện
7 trang 70 0 0 -
Tài liệu dạy học môn Pháp luật (Trình độ Trung cấp) - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
80 trang 60 0 0 -
Giáo trình Pháp luật (Trình độ: Trung cấp nghề) - Trường Trung cấp nghề Củ Chi
81 trang 54 0 0 -
8 trang 53 0 0
-
Tìm hiểu Luật hàng không dân dụng Việt Nam: Phần 1
70 trang 51 0 0 -
Hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự 2015 – những điểm mới và kiến nghị
7 trang 50 0 0