Một số ý kiến về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 222.43 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết, nhóm tác giả phân tích những bất cập khi áp dụng các quy định về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề này. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN Nguyễn Lê Trung, Lê Ngọc Hiền* Viện Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 được ban hành đã giải quyết những hạn chế, bất cập của Luật Hôn nhân & Gia đình 2000. Trong đó, có những điểm mới như thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn, không cấm kết hôn đồng giới, nâng độ tuổi kết hôn, tăng cường bảo vệ phụ nữ và con đối với hôn nhân không đăng ký, thêm yếu tố lỗi vào trong nguyên tắc phân chia tài sản chung,… Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn thì gặp phải một số khó khăn và vướng mắc. Trong bài viết, nhóm tác giả phân tích những bất cập khi áp dụng các quy định về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề này. Từ khóa: Ly hôn, phân chia tài sản, tài sản chung của vợ chồng. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ‚Tài sản chung‛ – là một cụm từ gần như không thể tìm thấy trong thời kì phong kiến. Bởi lẽ, ngày ấy với hệ tư tưởng Nho giáo đã thấm nhuần trong mỗi con người làm cho họ luôn mang ý niệm: ‚Trọng nam khinh nữ‛. Tuy nhiên, Bộ luật Hồng Đức đã quy định về phân chia tài sản chung của vợ chồng. Đây là điểm nổi bật mà các triều đại khác cùng thời kỳ không thể thực hiện được. Sau đó, vào thời kì Pháp thuộc nhìn sơ lược các bộ luật điều thấy được sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng. Hầu hết, các điều khoản điều hướng đến bảo vệ quyền lợi của người chồng – người gia trưởng trong gia đình. Ngày nay, với hệ thống pháp luật gần như hoàn thiện thì bên cạnh việc điều chỉnh quan hệ nhân thân thì pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình, giữa gia đình với các chủ thể khác trong xã hội, giữa vợ và chồng. Mặc dù hệ thống pháp luật có hoàn thiện đến đâu thì vẫn bị yếu tố thực tiễn chi phối do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường và đời sống xã hội. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, số bản án tranh chấp về tài sản (bao gồm tài sản chung và tài sản riêng) khi ly hôn từ năm 2014 – 2017 là 192 bản án, từ 2018 – 2019 là 712 bản án và từ đầu năm 2020 đến 18/4/2020 là 31 bản án [7]. Có thể thấy, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng ngày càng tăng nhanh. Nguyên nhân dẫn đến tình trang này là do tính chất đa dạng, phức tạp của các quan hệ tài sản của vợ chồng. Đồng thời, tình trạng gia tăng các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng cho thấy những bất cập, khuyết điểm. Các quy định dần bộc lộ những hạn chế, vướng mắc gây khó khăn thậm chí lúng túng trong quá trình vận dụng pháp luật của các đương sự cũng như cơ quan 1578 Tòa án khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. 2 NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN Bất cập thứ nhất, việc áp dụng pháp luật về nghĩa vụ đối với bên thứ ba của vợ chồng liên quan đến tài sản chung khi ly hôn. Theo như Điều 60 của Luật Hôn nhân & Gia đình2014 có nêu rõ ‚quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đới với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác hoặc trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì vợ, chồng có trách nhiệm liên đới chịu trách nhiệm theo luật HN&GĐ này quy định‛ hay Bộ luật Dân sự quy định. Bất cập này thể hiện rõ ràng nhất qua sự thiếu tính công bằng và rõ ràng trong việc phân chia xác định các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi ly hôn đối với bên thứ ba. Trong thực tế thường các vụ kiện tụng về vấn đề hôn nhân và thường gặp nhất là giải quyết việc ly hôn và phân chia tài sản chung của vợ chồng. Thường các cặp vợ chồng sẽ chọn cách chia theo thỏa thuận và như thế thì trường hợp hai bên nhân lấy phần tài sản ngang nhau là hoàn toàn không khả năng xảy ra. Từ đó cho thấy đã có sự chênh lệch về phần tài sản mà mỗi bên nhận được khi hôn, nhưng khi giải quyết vấn đề về quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba lại chưa có các đề cập trong việc hướng dẫn giải quyết hay những quy định rõ ràng của pháp luật về việc thực hiện các vấn đề trên. Nhóm tác giả cho rằng việc phân chia tài sản bắt buộc phải có ảnh huởng trực tiếp đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba của vợ chồng khi ly hôn. Để làm rõ cho việc bắt buộc phải có liên hệ trên có thể dẫn chứng trên việc nếu mỗi bên phải chịu phần nghĩa vụ về tài sản cho bên thứ ba ngang nhau thì sẽ tạo sự mất cân bằng vì việc chia tài sản đã có sự xuất hiện của chênh lệch, do đó có thể dẫn đến sự nghi ngờ của người dân đối với pháp luật. Ngoài ra trường hợp một bên vì nhận phần tài sản ít hơn so với bên còn lại sẽ có yêu cầu đối với tòa án về việc buộc bên nhận được nhìu tài sản hơn phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ về tài sản đối với bên thứ ba nhưng vì pháp luật không có các quy định rõ ràng dù cho việc yêu cầu này là hợp tình hợp lý thì tòa án ra quyết định như thế nào vẫn sẽ không đủ thuyết phục. Cho thấy việc có các quy định rõ ràng về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản đối với bên thứ ba của vợ chồng khi ly hôn là vô cùng cấp thiết. Bất cập thứ hai, việc xác định lỗi của mỗi bên, công sức đóng góp vào việc tạo lập duy trì, phát triển tài sản chung khi vợ chồng sống chung với gia đình. Sau khi Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 được ban hành và áp dụng rộng rãi trong thực tiễn đã giải quyết hầu hết các vấn đề mà luật cũ còn bất cập. Trong đó, không thể không nhắc đến ‚yếu tố lỗi‛ – một trong những nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Đây là một trong những điểm mới góp phần bảo vệ bên yếu thế, người phụ nữ, trẻ chưa thành niên,... Có thể thấy, khi thêm ‚yế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN Nguyễn Lê Trung, Lê Ngọc Hiền* Viện Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 được ban hành đã giải quyết những hạn chế, bất cập của Luật Hôn nhân & Gia đình 2000. Trong đó, có những điểm mới như thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn, không cấm kết hôn đồng giới, nâng độ tuổi kết hôn, tăng cường bảo vệ phụ nữ và con đối với hôn nhân không đăng ký, thêm yếu tố lỗi vào trong nguyên tắc phân chia tài sản chung,… Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn thì gặp phải một số khó khăn và vướng mắc. Trong bài viết, nhóm tác giả phân tích những bất cập khi áp dụng các quy định về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề này. Từ khóa: Ly hôn, phân chia tài sản, tài sản chung của vợ chồng. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ‚Tài sản chung‛ – là một cụm từ gần như không thể tìm thấy trong thời kì phong kiến. Bởi lẽ, ngày ấy với hệ tư tưởng Nho giáo đã thấm nhuần trong mỗi con người làm cho họ luôn mang ý niệm: ‚Trọng nam khinh nữ‛. Tuy nhiên, Bộ luật Hồng Đức đã quy định về phân chia tài sản chung của vợ chồng. Đây là điểm nổi bật mà các triều đại khác cùng thời kỳ không thể thực hiện được. Sau đó, vào thời kì Pháp thuộc nhìn sơ lược các bộ luật điều thấy được sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng. Hầu hết, các điều khoản điều hướng đến bảo vệ quyền lợi của người chồng – người gia trưởng trong gia đình. Ngày nay, với hệ thống pháp luật gần như hoàn thiện thì bên cạnh việc điều chỉnh quan hệ nhân thân thì pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình, giữa gia đình với các chủ thể khác trong xã hội, giữa vợ và chồng. Mặc dù hệ thống pháp luật có hoàn thiện đến đâu thì vẫn bị yếu tố thực tiễn chi phối do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường và đời sống xã hội. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, số bản án tranh chấp về tài sản (bao gồm tài sản chung và tài sản riêng) khi ly hôn từ năm 2014 – 2017 là 192 bản án, từ 2018 – 2019 là 712 bản án và từ đầu năm 2020 đến 18/4/2020 là 31 bản án [7]. Có thể thấy, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng ngày càng tăng nhanh. Nguyên nhân dẫn đến tình trang này là do tính chất đa dạng, phức tạp của các quan hệ tài sản của vợ chồng. Đồng thời, tình trạng gia tăng các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng cho thấy những bất cập, khuyết điểm. Các quy định dần bộc lộ những hạn chế, vướng mắc gây khó khăn thậm chí lúng túng trong quá trình vận dụng pháp luật của các đương sự cũng như cơ quan 1578 Tòa án khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. 2 NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN Bất cập thứ nhất, việc áp dụng pháp luật về nghĩa vụ đối với bên thứ ba của vợ chồng liên quan đến tài sản chung khi ly hôn. Theo như Điều 60 của Luật Hôn nhân & Gia đình2014 có nêu rõ ‚quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đới với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác hoặc trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì vợ, chồng có trách nhiệm liên đới chịu trách nhiệm theo luật HN&GĐ này quy định‛ hay Bộ luật Dân sự quy định. Bất cập này thể hiện rõ ràng nhất qua sự thiếu tính công bằng và rõ ràng trong việc phân chia xác định các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi ly hôn đối với bên thứ ba. Trong thực tế thường các vụ kiện tụng về vấn đề hôn nhân và thường gặp nhất là giải quyết việc ly hôn và phân chia tài sản chung của vợ chồng. Thường các cặp vợ chồng sẽ chọn cách chia theo thỏa thuận và như thế thì trường hợp hai bên nhân lấy phần tài sản ngang nhau là hoàn toàn không khả năng xảy ra. Từ đó cho thấy đã có sự chênh lệch về phần tài sản mà mỗi bên nhận được khi hôn, nhưng khi giải quyết vấn đề về quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba lại chưa có các đề cập trong việc hướng dẫn giải quyết hay những quy định rõ ràng của pháp luật về việc thực hiện các vấn đề trên. Nhóm tác giả cho rằng việc phân chia tài sản bắt buộc phải có ảnh huởng trực tiếp đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba của vợ chồng khi ly hôn. Để làm rõ cho việc bắt buộc phải có liên hệ trên có thể dẫn chứng trên việc nếu mỗi bên phải chịu phần nghĩa vụ về tài sản cho bên thứ ba ngang nhau thì sẽ tạo sự mất cân bằng vì việc chia tài sản đã có sự xuất hiện của chênh lệch, do đó có thể dẫn đến sự nghi ngờ của người dân đối với pháp luật. Ngoài ra trường hợp một bên vì nhận phần tài sản ít hơn so với bên còn lại sẽ có yêu cầu đối với tòa án về việc buộc bên nhận được nhìu tài sản hơn phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ về tài sản đối với bên thứ ba nhưng vì pháp luật không có các quy định rõ ràng dù cho việc yêu cầu này là hợp tình hợp lý thì tòa án ra quyết định như thế nào vẫn sẽ không đủ thuyết phục. Cho thấy việc có các quy định rõ ràng về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản đối với bên thứ ba của vợ chồng khi ly hôn là vô cùng cấp thiết. Bất cập thứ hai, việc xác định lỗi của mỗi bên, công sức đóng góp vào việc tạo lập duy trì, phát triển tài sản chung khi vợ chồng sống chung với gia đình. Sau khi Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 được ban hành và áp dụng rộng rãi trong thực tiễn đã giải quyết hầu hết các vấn đề mà luật cũ còn bất cập. Trong đó, không thể không nhắc đến ‚yếu tố lỗi‛ – một trong những nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Đây là một trong những điểm mới góp phần bảo vệ bên yếu thế, người phụ nữ, trẻ chưa thành niên,... Có thể thấy, khi thêm ‚yế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phân chia tài sản chung Vợ chồng khi ly hôn Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Phân chia tài sản Tài sản chung của vợ chồngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Mẫu Văn bản thỏa thuận chia tài sản đồng sở hữu
2 trang 39 0 0 -
5 trang 26 0 0
-
11 trang 24 0 0
-
Mẫu Văn bản từ chối nhận tài sản chung
2 trang 23 0 0 -
VĂN BẢN THOẢ THUẬN VỀ VIỆC XÁC NHẬN VÀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG
5 trang 22 0 0 -
73 trang 20 0 0
-
Biểu mẫu Văn bản phân chia tài sản thừa kế
4 trang 20 0 0 -
Một số ý kiến về việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
6 trang 18 0 0 -
2 trang 18 0 0
-
Bài giảng Luật kinh doanh: Bài 13 - ThS. Nguyễn Quốc Sỹ
9 trang 17 0 0