Một số ý kiến về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI TẠI VIỆT NAM Dương Trương Lỗi, Trần Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Ngọc Thịnh* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Hôn nhân đồng giới hiện đang là vấn đề gây tranh cãi của xã hội, không chỉ trên thế giới mà ngay cả Việt Nam cũng vậy. Một số quốc gia điển hình trên thế giới như: Mỹ, Anh, Pháp,… đã công nhận hôn nhân đồng giới và đã có những hành động cụ thể hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của những người đồng tính. Theo quan điểm của họ, chỉ cần là con người khi được sinh ra ai cũng có quyền đươc sống, quyền tự do và quyền được hưởng mưu cầu hạnh phúc. Ở Việt Nam, đang còn khá là mới mẻ nên việc mâu thuẫn về quan điểm về ‚hôn nhân đồng giới‛ là điều khó có thể tránh khỏi. Theo quan điểm riêng của nhóm tác giả, việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Việt Nam đang là vấn đề cần thiết cần được thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích của người đồng tính. Từ khóa: Hôn nhân, đồng giới, hợp pháp hóa, quyền lợi, LGBT. 1 QUAN ĐIỂM VỀ HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Trên thế giới, tính đến hết tháng 12/2013 đã có 16 nước hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới (HNCG) bao gồm: Vương quốc Hà Lan, Vương quốc Bỉ, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên bang Canada, Cộng hòa Nam Phi, Vương quốc Na Uy, Vương quốc Thụy Điển, Cộng hòa Bồ Đào Nha, Cộng hòa Iceland, Cộng hòa Argentina, Vương quốc Đan Mạch, Cộng hòa Uruguay, New Zealand, Cộng hòa Pháp, Anh và xứ Wales.. Nếu tính những vùng lãnh thổ ở những quốc gia có hình thức cấu trúc nhà nước liên bang (Hoa Kỳ, Mehico, Brazil) thì số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa HNCG hiện tại là 19. Bên cạnh đó, có 17 quốc gia bao gồm quốc gia: Andorra, Áo, Brazil, Colombia, Séc, Ecuador, Phần Lan, Đức, Greenland, Hungary, Ireland, Isle of Man, Jersey, Liechtensein, Luxembourg, Slovenia, Thụy Sĩ và 13 vùng lãnh thổ một số vùng của Úc, Hoa Kỳ, Venezuela, Mehico thừa nhận hình thức ‚kết đôi có đăng ký‛ cho các cặp đôi cùng giới. Đặc biệt có 03 quốc gia thừa nhận hình thức sống chung không đăng ký cho các cặp đôi cùng giới. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia khác đang trong quá trình xem xét hợp thức hóa quan hệ cùng giới hoặc ‚nâng cấp‛ từ ‚kết hợp dân sự‛ (sống chung có đăng ký) lên ‚kết hôn‛ với đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm. Có thể nhận thấy, thời gian gần đây nhất là trong năm 2012 - 2013 có khá nhiều quốc gia thừa nhận hoặc đang xem xét HNCG. Một số quốc gia khá bảo thủ (ví dụ như Cộng hòa Pháp) cũng đã chấp nhận vấn đề này. Quan điểm của các chính trị gia về vấn đề này được thể hiện mạnh mẽ hơn. Ngày 26/06/2013, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ có quyết định gỡ bỏ lệnh cấm kết hôn đồng giới tại bang California - bang có đông dân nhất. 1599 Bên cạnh đó, Tòa cũng bãi bỏ một phần quan trọng của Đạo luật Bảo vệ hôn nhân (DOMA), nhằm đảm bảo các cặp đôi đồng tính đã kết hôn được hưởng các quyền lợi an sinh xã hội như những cặp đôi bình thường khác. Như vậy, với việc thừa nhận quyền kết hôn đồng tính tại bang California, đã có hơn 1/3 dân số Hoa Kỳ được thừa nhận quyền này. Đây có thể được xem là một thắng lợi lớn của cuộc vận động quyền LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới). Tổng thống Barack Obama đã phát biểu trên đường đến châu Phi như sau: Phán quyết này là một thắng lợi cho những cặp đã đấu tranh cho việc được đối xử công bằng trước pháp luật, cho những đứa trẻ mà việc kết hôn của cha mẹ chúng từ giờ sẽ được pháp luật thừa nhận; cho những gia đình mà giờ đây cuối cùng họ cũng đã nhận được sự bảo vệ và tôn trọng mà họ đáng được hưởng và cho những người bạn, người vận động chỉ muốn được thấy những người thân của họ được đối xử bình đẳng và đã cố gắng hết sức để có thể làm quốc gia mình thay đổi theo chiều hướng tốt lên. Tháng 6/2011, Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết khẳng định: Mọi người đều có quyền bình đẳng, bất kể thiên hướng tình dục như thế nào. Đến ngày 7/3/2012, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon đã có bài phát biểu lịch sử kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới phi hình sự hóa đồng tính, chấm dứt kỳ thị với những người người đồng giới (LGBT). Như vậy, lần đầu tiên người đứng đầu tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh đã đưa ra một thông điệp rõ ràng và đầy tính ủng hộ đối với vấn đề LGBT, và đây cũng là quan điểm của cả LHQ khi gần đây liên tiếp có những động thái để giải quyết vấn đề kỳ thị phân biệt dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. Những hành động trên đã thể hiện quan điểm rất rõ ràng của các quốc gia tiến bộ đó là ‚kết hôn‛ của những người đồng giới là quyền của họ. Nhìn chung thì theo quan điểm của các quốc gia trên thì việc hợp pháp hóa HNĐG là chỉ‛ trao trả‛ lại cho mọi người quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của con người đấy là những quyền‛ thiên liêng‛ mà con người khi vừa sinh ra đã có được.và cũng theo quan điểm của họ thì nếu một quốc gia hay tổ chức, cá nhân nào ‚ngăn cản‛ hoặc ‚cấm đoán‛ người đồng tính chung sống với nhau thì đó là hành động đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của cá nhân bị cấm đoán và hành động đó cần được xử lý. Qua đây cho thấy thế giới đã công nhận, cũng như ủng hộ, cổ vũ cho người đồng tính trên thế giới nói chung và trên mỗi quốc gia nói riêng. 2 QUAN ĐIỂM VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI Ở VIỆT NAM Trước khi Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) năm 2014 ra đời thì cộng đồng Lesbian Gay Biesexual Transgender gọi tắt là (LGBT) ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Họ đã vấp phải sự kỳ thị hết sức gay gắt đến từ gia đình, bạn bè và đặc biệt là từ xã hội. Khi đó thì người đồng tính không có cơ hội tiếp xúc với xã hội như ngày nay, họ luôn tìm cách che dấu bản thân không muốn để cho xã hội phát hiện họ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hôn nhân đồng giới Quyền của người đồng tính Quyền được hưởng mưu cầu hạnh phúc Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới Lợi ích của người đồng tínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Quá trình công nhận hôn nhân đồng tính ở Đài Loan và một số định hướng cho Việt Nam
11 trang 23 0 0 -
Tìm hiểu về Quyền của tôi: Phần 1
45 trang 22 0 0 -
Tìm hiểu về Quyền của tôi: Phần 2
60 trang 21 0 0 -
Khảo sát sinh viên về định kiến đối với người đồng tính: Phần 2
79 trang 17 0 0 -
Kinh nghiệm của Cuba và Slovenia về hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới – Một số gợi mở cho Việt Nam
9 trang 16 0 0 -
Pháp luật quốc tế về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới
9 trang 15 0 0 -
Thái độ của sinh viên trường Đại học Công nghệ Tp. HCM (HUTECH) về việc kết hôn đồng giới
5 trang 14 0 0 -
Bảo đảm quyền của người đồng tính theo pháp luật Việt Nam hiện nay
6 trang 14 0 0 -
Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam
9 trang 13 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người đồng tính - Lý luận và thực tiễn
105 trang 12 0 0 -
173 trang 11 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia
101 trang 10 0 0 -
Hôn nhân đồng giới - góc nhìn thần học luân lý Công giáo
15 trang 3 0 0