Tư duy sáng tạo là một trong những tư duy quan trọng mà sinh viên cần có. Đặc thù của môn giải tích ở đại học là các kiến thức móc nối, liên kết với nhau một cách chặt. Do đó, nội dung môn giải tích là phù hợp trong việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho sinh viên. Bài viết đề cập một số yếu tố của tư duy sáng tạo trong dạy học môn giải tích cho sinh viên đại học ngành kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số yếu tố của tư duy sáng tạo trong dạy học môn giải tích cho sinh viên đại học ngành kinh tế
VJE
Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 45-47
MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔN GIẢI TÍCH
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ
Nguyễn Viết Dương - Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông TP. Hồ Chí Minh
Nguyễn Ngọc Giang - Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 14/03/2018; ngày sửa chữa: 20/03/2018; ngày duyệt đăng: 30/03/2018.
Abstract: Creative thinking is one of the important competences that students need, particularly
in studying mathematics, including analytics. The typical feature of analytics is the tightly
connection of all knowledge. Therefore, the content of the analysis is appropriate to foster the
creative thinking of students. In the article, authors mention factors of creative thinking in teaching
module Analytics for students in economics.
Keywords: Analytical thinking, creative thinking, university students in economics.
1. Mở đầu
Sáng tạo là một trong những tư duy quan trọng mà
sinh viên (SV) cần có. Do vậy, khái niệm về tư duy sáng
tạo (TDST) được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu. Điển hình trong các nghiên cứu đó là: G. Polya, Đào
Văn Trung, Lê Hải Yến,... [1], [2], [3]. Trong quá trình
nghiên cứu, tìm tòi và giảng dạy, chúng tôi nhận thấy SV
các trường đại học cần được bồi dưỡng, rèn luyện và phát
triển TDST.
Đặc thù của nội dung môn Giải tích ở trường đại học
là các kiến thức móc nối, liên kết với nhau một cách chặt
chẽ. SV được học kiến thức theo trình tự từ thấp đến cao.
Đầu tiên là các kiến thức về liên tục, đạo hàm, đạo hàm
cấp cao, khai triển Taylor, Maclaurin, sau đó là kiến thức
về tích phân suy rộng, phương trình vi phân,... Các kiến
thức này không tách rời mà có mối liên hệ mật thiết với
nhau. Do đó, việc nghiên cứu rèn luyện TDST trong dạy
học nội dung Giải tích giúp SV tích cực hóa học tập, rèn
luyện và phát triển năng lực sáng tạo. Bài viết đề cập một
số yếu tố của TDST trong dạy học môn Giải tích cho SV
đại học ngành Kinh tế.
thể. TDST phân biệt với các quá trình tiếp nhận tri thức,
kĩ năng có sẵn, các tri thức và kĩ năng có sẵn được tạo
ra bởi tư duy tái tạo [3].
Theo Đào Văn Trung, TDST chia làm 02 loại: - Loại
là TDST của các nhà khoa học, nhà phát minh, nghệ sĩ
kiệt xuất. Những tư tưởng mới, tác phẩm mới do họ tạo
ra đối với xã hội loài người mà từ xưa đến nay chưa hề
có, là có tính mở đường; - Loại thứ 2 là tính TDST, cách
nghĩ mới, sản phẩm mới tuy đối với xã hội hoặc người
khác không mới, nhưng đối với bản thân họ là mới, nó
có ý nghĩa đối với sự phát triển của bản thân. Tuy nhiên,
giữa hai loại TDST này không có ranh giới phân cách rõ
ràng. Loại tư duy thứ hai nếu được phát triển liên tục, có
khả năng đạt đến trình độ của loại trước. Do đó, có thể
nói rằng ai cũng có khả năng sáng tạo [4].
Nhà sư phạm Polya nêu quan niệm về TDST như sau:
TDST là tư duy tạo ra những tư liệu, phương tiện giải
các bài toán sau này. Các bài toán vận dụng những tư
liệu phương tiện này có số lượng càng lớn thì mức độ
sáng tạo của tư duy càng cao [1].
2. Nội dung nghiên cứu
Các định nghĩa nêu trên cho thấy, tính mới là tiêu chí
cơ bản của TDST.
2.1. Quan điểm về tư duy sáng tạo
2.2. Đặc trưng của tư duy sáng tạo
Lê Hải Yến khi nghiên cứu về các loại tư duy đã cho
rằng: TDST hay tư duy khám phá là loại tư duy mở, phi
logic, có quan hệ chặt chẽ với tư duy phê phán hay tư duy
lập luận logic trong tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề
sáng tạo [3].
Theo các kết quả nghiên cứu, TDST có 05 đặc trưng
cơ bản sau:
2.2.1. Tính mềm dẻo
Tính mềm dẻo của TDST là năng lực dễ dàng đi từ
hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác, từ thao
tác tư duy này sang thao tác tư duy khác; vận dụng linh
hoạt các hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu
tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa và các phương pháp
suy luận như quy nạp, suy diễn, tương tự, chuyển từ giải
pháp này sang giải pháp khác, điều chỉnh kịp thời hướng
suy nghĩ khi gặp trở ngại.
Tác giả Iarosepski M.G và Petropski A.V (dẫn theo
Lê Hải Yến) đưa ra khái niệm TDST: TDST là một trong
các dạng của tư duy, được đặc trưng bởi sự tạo nên sản
phẩm mới và những cấu thành mới trong hoạt động nhận
thức. Cái mới đó, cấu thành mới đó có liên quan đến
động cơ, mục đích, sự đánh giá và các ý tưởng của chủ
45
VJE
Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 45-47
Tính mềm dẻo của TDST còn là năng lực thay đổi dễ
dàng, nhanh chóng trật tự của hệ thống tri thức chuyển từ
góc độ quan niệm này sang góc độ quan niệm khác, định
nghĩa lại sự vật, hiện tượng, gạt bỏ sơ đồ tư duy có sẵn
và xây dựng phương pháp tư duy mới, hoặc chuyển đổi
quan hệ và nhận ra bản chất của sự vật. Như vậy, tính
mềm dẻo là một trong những đặc điểm cơ bản của TDST.
2.3. Một số yếu tố của tư duy sáng tạo trong dạy học
môn Giải tích cho sinh viên ngành Kinh tế
2.3.1. Tính mềm dẻo
Ví dụ 1: Tìm cực trị của hàm:
u( x, y) 1 x2 y 2 ,
vớ ...