Một số yếu tố liên quan đến kết quả xét nghiệm đông cầm máu của bệnh nhân thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 359.99 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Một số yếu tố liên quan đến kết quả xét nghiệm đông cầm máu của bệnh nhân thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định mối liên quan giữa một số đặc điểm bệnh với kết quả xét nghiệm đông cầm máu của bệnh nhân thalassemia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số yếu tố liên quan đến kết quả xét nghiệm đông cầm máu của bệnh nhân thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên TNU Journal of Science and Technology 227(14): 168 - 175 SOME ASSOCIATED FACTORS RELATED TO BLOOD COAGULATION TEST RESULTS OF THALASSEMIA PATIENT AT THAI NGUYEN NATIONAL HOSPITAL Phung Chi Doanh*, Tran The Hoang, Dang Thi Thanh Mai, Nguyen Thi Kim Tien TNU - University of Medicine and Pharmacy ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 19/7/2022 A cross-sectional descriptive study was conducted at Thai Nguyen National Hospital in 2021 on 96 thalassemia patients. This study aim Revised: 15/9/2022 to determined the associaton between some disease characteristics and Published: 15/9/2022 blood coagulation test results of thalassemia patients. The study results showed the average platelets was 408,31 ± 244,50 (10 3/ml); KEYWORDS average prothrombin time 15.15 ± 1.55 (seconds); average activated partial thromboplastin time 38.70 ± 6.86 (seconds) and fibrinogen was Associated factors 2.70 ± 0.73 (g/l). There were associations between thrombosis, direct Test result Coombs test (+) and spleen status with platelet (p TNU Journal of Science and Technology 227(14): 168 - 175 1. Đặt vấn đề Thalassemia là một bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân và cộng đồng. Ở Việt Nam, tất cả 63 tỉnh và 54 dân tộc đều có người mang gen bệnh thalassemia với tỉ lệ ước tính là 13,8% [1]. Bệnh thalassemia ảnh hưởng tới mọi cơ quan, tổ chức trong cơ thể, trong đó có hệ thống đông cầm máu. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã thấy có sự xuất hiện tình trạng rối loạn đông cầm máu nặng nề và phức tạp ở bệnh nhân thalassemia [2], [3]. Nghiên cứu của Vũ Hải Toàn (2013) về xét nghiệm đông cầm máu ở bệnh nhân thalassemia thấy có 11,4% bệnh nhân giảm số lượng tiểu cầu; 45,9% bệnh nhân giảm prothrombin; 7,7% bệnh nhân có thromboplastin kéo dài; số lượng tiểu cầu tăng gặp ở 31,7% bệnh nhân; 18,2% bệnh nhân tăng fibrinogen [2]. Theo Trần Cao Dung và cs (2016) thì thời gian prothrobin (PT) trước phẫu thuật trung bình ở nhóm không huyết khối là 13,9±1,8 giây; nhóm có huyết khối là 14,1±1,9 giây [4]. Nghiên cứu của Maiti A. và cộng sự (2012) thấy tỉ lệ giảm tiểu cầu ở bệnh nhân thalassemia là 40,0%, tỉ lệ kéo dài thời gian hoạt hóa thromboplastin (APTT) là 6,0% [5]. Theo Chhikara A. và cộng sự (2017) thì tiểu cầu trung bình ở bệnh nhân β thalassemia là 277.000±106.000 /mm3 và fibrinogen trung bình 252,6±64,49 mg/dl [6]. Về mối liên quan với bất thường đông máu: nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa bất thường đông máu với thể bệnh, với tình trạng lách và tình trạng gan ở bệnh nhân thalassemia [2]. Theo El Mabood S. A. và cộng sự (2018) thì có mối tương quan đáng kể giữa tuổi già và các chức năng gan của bệnh nhân thalassemia với các yếu tố đông máu [7]. Việc tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng đông máu của bệnh nhân thalassemia là cực kỳ quan trọng trong hỗ trợ điều trị và nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân [2], [4], [8]. Trung tâm Huyết học Truyền máu - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên hàng năm tiếp nhận nhiều bệnh nhân thalassemia đến khám và điều trị. Câu hỏi đặt ra là yếu tố nào liên quan đến thay đổi xét nghiệm đông cầm máu ở bệnh nhân thalassemia? Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định mối liên quan giữa một số đặc điểm bệnh với kết quả xét nghiệm đông cầm máu của bệnh nhân thalassemia năm 2021. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm 96 bệnh nhân thalassemia tại Trung tâm Huyết học Truyền máu - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. - Tiêu chuẩn lựa chọn: (1) Bệnh nhân được chẩn đoán thalassemia (Lâm sàng: Có các triệu chứng thiếu máu tan máu mạn tính. Xét nghiệm: Thay đổi thành phần Hb đặc thù theo từng thể bệnh hoặc điện di có Hb bất thường). (2) Đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. (3) Đồng ý tham gia nghiên cứu. - Tiêu chuẩn loại trừ: (1) Có các rối loạn về tâm thần. (2) Mắc các bệnh liên quan đến rối loạn động máu như Hemophillia... (3) Không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ 11/2020-11/2021 tại Trung tâm Huyết học Truyền máu - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. - Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo nghiên cứu mô tả: Z (21− 2 ) p.q ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số yếu tố liên quan đến kết quả xét nghiệm đông cầm máu của bệnh nhân thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên TNU Journal of Science and Technology 227(14): 168 - 175 SOME ASSOCIATED FACTORS RELATED TO BLOOD COAGULATION TEST RESULTS OF THALASSEMIA PATIENT AT THAI NGUYEN NATIONAL HOSPITAL Phung Chi Doanh*, Tran The Hoang, Dang Thi Thanh Mai, Nguyen Thi Kim Tien TNU - University of Medicine and Pharmacy ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 19/7/2022 A cross-sectional descriptive study was conducted at Thai Nguyen National Hospital in 2021 on 96 thalassemia patients. This study aim Revised: 15/9/2022 to determined the associaton between some disease characteristics and Published: 15/9/2022 blood coagulation test results of thalassemia patients. The study results showed the average platelets was 408,31 ± 244,50 (10 3/ml); KEYWORDS average prothrombin time 15.15 ± 1.55 (seconds); average activated partial thromboplastin time 38.70 ± 6.86 (seconds) and fibrinogen was Associated factors 2.70 ± 0.73 (g/l). There were associations between thrombosis, direct Test result Coombs test (+) and spleen status with platelet (p TNU Journal of Science and Technology 227(14): 168 - 175 1. Đặt vấn đề Thalassemia là một bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân và cộng đồng. Ở Việt Nam, tất cả 63 tỉnh và 54 dân tộc đều có người mang gen bệnh thalassemia với tỉ lệ ước tính là 13,8% [1]. Bệnh thalassemia ảnh hưởng tới mọi cơ quan, tổ chức trong cơ thể, trong đó có hệ thống đông cầm máu. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã thấy có sự xuất hiện tình trạng rối loạn đông cầm máu nặng nề và phức tạp ở bệnh nhân thalassemia [2], [3]. Nghiên cứu của Vũ Hải Toàn (2013) về xét nghiệm đông cầm máu ở bệnh nhân thalassemia thấy có 11,4% bệnh nhân giảm số lượng tiểu cầu; 45,9% bệnh nhân giảm prothrombin; 7,7% bệnh nhân có thromboplastin kéo dài; số lượng tiểu cầu tăng gặp ở 31,7% bệnh nhân; 18,2% bệnh nhân tăng fibrinogen [2]. Theo Trần Cao Dung và cs (2016) thì thời gian prothrobin (PT) trước phẫu thuật trung bình ở nhóm không huyết khối là 13,9±1,8 giây; nhóm có huyết khối là 14,1±1,9 giây [4]. Nghiên cứu của Maiti A. và cộng sự (2012) thấy tỉ lệ giảm tiểu cầu ở bệnh nhân thalassemia là 40,0%, tỉ lệ kéo dài thời gian hoạt hóa thromboplastin (APTT) là 6,0% [5]. Theo Chhikara A. và cộng sự (2017) thì tiểu cầu trung bình ở bệnh nhân β thalassemia là 277.000±106.000 /mm3 và fibrinogen trung bình 252,6±64,49 mg/dl [6]. Về mối liên quan với bất thường đông máu: nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa bất thường đông máu với thể bệnh, với tình trạng lách và tình trạng gan ở bệnh nhân thalassemia [2]. Theo El Mabood S. A. và cộng sự (2018) thì có mối tương quan đáng kể giữa tuổi già và các chức năng gan của bệnh nhân thalassemia với các yếu tố đông máu [7]. Việc tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng đông máu của bệnh nhân thalassemia là cực kỳ quan trọng trong hỗ trợ điều trị và nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân [2], [4], [8]. Trung tâm Huyết học Truyền máu - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên hàng năm tiếp nhận nhiều bệnh nhân thalassemia đến khám và điều trị. Câu hỏi đặt ra là yếu tố nào liên quan đến thay đổi xét nghiệm đông cầm máu ở bệnh nhân thalassemia? Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định mối liên quan giữa một số đặc điểm bệnh với kết quả xét nghiệm đông cầm máu của bệnh nhân thalassemia năm 2021. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm 96 bệnh nhân thalassemia tại Trung tâm Huyết học Truyền máu - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. - Tiêu chuẩn lựa chọn: (1) Bệnh nhân được chẩn đoán thalassemia (Lâm sàng: Có các triệu chứng thiếu máu tan máu mạn tính. Xét nghiệm: Thay đổi thành phần Hb đặc thù theo từng thể bệnh hoặc điện di có Hb bất thường). (2) Đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. (3) Đồng ý tham gia nghiên cứu. - Tiêu chuẩn loại trừ: (1) Có các rối loạn về tâm thần. (2) Mắc các bệnh liên quan đến rối loạn động máu như Hemophillia... (3) Không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ 11/2020-11/2021 tại Trung tâm Huyết học Truyền máu - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. - Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo nghiên cứu mô tả: Z (21− 2 ) p.q ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đông cầm máu Rối loạn đông máu Xét nghiệm đông cầm máu Bệnh nhân thalassemia Bệnh di truyền lặnGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 77 0 0
-
Rối loạn đông máu ở trẻ sốc sốt xuất huyết Dengue
6 trang 28 0 0 -
Nhân một trường hợp lồng ruột ở trẻ sơ sinh
3 trang 22 0 0 -
Một số yếu tố liên quan đến biến chứng của sinh thiết thận qua da ở trẻ em
5 trang 22 0 0 -
Một số yếu tố liên quan đến chảy máu 24 giờ sau đẻ đường âm đạo tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
4 trang 22 0 0 -
6 trang 21 0 0
-
Bài giảng Nhau cài răng lược trên nhau tiền đạo có vết mổ lấy thai
5 trang 21 1 0 -
5 trang 21 0 0
-
Sàng lọc và định danh kháng thể bất thường trên bệnh nhân thalassemia truyền máu nhiều lần
4 trang 19 0 0 -
Bài giảng Tác dụng phụ của thuốc lên hệ tạo máu
32 trang 18 0 0