Danh mục

Một số yếu tố tác động tới quyết định của nhà đầu tư tài chính

Số trang: 10      Loại file: doc      Dung lượng: 93.00 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu "Một số yếu tố tác động tới quyết định của nhà đầu tư tài chính" sẽ mang lại cho các bạn những hiểu biết hữu ích về phương thức và mức độ điều chỉnh hành vi của nhà đầu tư cá nhân với từng nhân tố cụ thể, có thể kể đến: các báo cáo phân tích và dự báo thị trường của giới chuyên môn, các điều chỉnh kỹ thuật trong cách thức giao dịch,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số yếu tố tác động tới quyết định của nhà đầu tư tài chính Một số yếu tố tác động tới quyết định của nhà đầu tư tài chính Nhà đầu tư nào trên thị trường chứng khoán, tổ chức hay cá nhân, cũng luôn mong muốn có khả năng dự báo quyết định mua hay bán ra của đám đông còn lại. Dù rằng, một quyết định như vậy chịu sự tác động của vô vàn nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, nỗ lực nghiên cứu, khảo sát và thống kê con số trên thị trường trong nhiều năm của các nhà nghiên cứu quốc tế cho thấy một số nhân tố có ảnh hưởng nổi trội. Những nghiên cứu này mang lại hiểu biết hữu ích về phương thức và mức độ điều chỉnh hành vi của nhà đầu tư cá nhân với từng nhân tố cụ thể, có thể kể đến: các báo cáo phân tích và dự báo thị trường của giới chuyên môn, các điều chỉnh kỹ thuật trong cách thức giao dịch, cảm xúc của nhà đầu tư, uy tín và thương hiệu của đơn vị phát hành chứng khoán, và hiệu ứng lan tỏa thông tin. (1) Dự báo phân tích thị trường Các bản báo cáo dự báo và phân tích vận động thị trường chứng khoán do các tổ chức chuyên môn công bố được xem là đóng vai trò quan trọng đối với quyết định của nhà đầu tư cá nhân (D. Eric Hirst, Lisa Koonce, và Paul J. Simko, 1995). Tuy vậy, không có bằng chứng nào cho thấy các nhà đầu tư có cùng kỳ vọng với các nhà phân tích. Hàm thua lỗ (loss function) của hai đối tượng này hoàn toàn khác nhau. Chưa kể, sau khi cân nhắc một vài thông tin “bên lề”, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể có cái nhìn khác với các dự báo phân tích. Các nhà đầu tư thường không hài lòng ngay với các thông tin có được từ bản dự báo phân tích ban đầu mà họ sẽ tự có các so sánh, điều chỉnh riêng trước khi xác lập mức kỳ vọng của mình. Những điều chỉnh nhằm loại trừ ảnh hưởng của sai lệch trong suất lợi nhuận dự báo, và cách thức điều chỉnh phụ thuộc vào việc họ nhìn nhận mức độ lệch chuẩn được phản ánh trong các dự báo phân tích như thế nào. Các dự báo ban đầu thường lạc quan quá mức, ngay khi nhận thấy xu hướng này, nhà đầu tư sẽ tự điều chỉnh kỳ vọng xuống thấp hơn dự báo, dẫn đến mức kì vọng trung bình của các nhà đầu tư thấp hơn mức đề xuất trong các báo cáo. Thứ nữa, các cá nhân có xu hướng “quyến luyến” các mức giá trị và nhận định chủ quan trước đó. Họ cũng chậm chạp trong việc tái đánh giá thị trường khi xuất hiện thêm các thông tin mới. Vì vậy, ngay cả khi các dự báo phân tích được điều chỉnh theo chiều hướng tích cực hơn, kỳ vọng của nhà đầu tư vẫn “dè dặt” nằm dưới mức dự báo này. Khi đưa ra những đánh giá trong điều kiện không chắc chắn, kết quả đánh giá thường phụ thuộc vào các tiêu chí lựa chọn. Cột mốc phổ biến để nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp là mức kỳ vọng của chính họ. Khi kỳ vọng của các nhà đầu tư và nhà phân tích tiến tới nhau, các bản dự báo phân tích được xem như có độ tin cậy cao hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp các nhà đầu tư điều chỉnh dự báo phân tích, thay đổi chuẩn so sánh sẽ xảy ra tất yếu. Giá trị doanh nghiệp được đánh giá (dựa trên các tiêu chuẩn) sẽ tăng đồng biến với suất lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư. Xét cho cùng, giá trị doanh nghiệp dưới sự xem xét của các nhà đầu tư vẫn phản ánh trên góc độ “lời” và “lỗ”. Nhà đầu tư có khuynh hướng sợ lỗ nhiều hơn hi vọng lời. Vì vậy, nếu giả định rằng việc định giá doanh nghiệp của nhà đầu tư là đồng nhất với đặc tính “sợ lỗ” của họ, có thể thấy rằng mức kỳ vọng của nhà đầu tư nhạy cảm và dễ thay đổi, với mức thay đổi lớn hơn rất nhiều so với thay đổi của các bản dự báo phân tích (nếu có). Khi kỳ vọng của các nhà đầu tư bi quan hơn dự báo phân tích, họ đánh giá suất lợi nhuận báo cáo dựa trên điểm mốc kỳ vọng ở dưới mức dự báo. Việc xác lập điểm mốc thấp khiến mức chênh lệch giữa lãi suất thực tế và lãi suất kỳ vọng của các nhà đầu tư khả quan hơn chênh lệch giữa lãi suất thực tế với dự báo phân tích đã điều chỉnh. Theo đó, giả định rằng việc thay đổi định giá doanh nghiệp của các nhà đầu tư đồng biến với chênh lệch giữa lãi suất thực tế và lãi suất kỳ vọng, khi chênh lệch này tăng (giảm), giá trị doanh nghiệp do nhà đầu tư xác định trong trường hợp kỳ vọng nhà đầu tư thấp hơn mức dự báo phân tích sẽ tăng (giảm) một khoảng lớn hơn trong các trường hợp khác. Để kiểm chứng, các nhà nghiên cứu đã làm một thực nghiệm nhỏ. Những người tham gia đưa ra dự đoán suất lợi nhuận và lần lượt đưa ra các đánh giá giá trị doanh nghiệp sau khi xem dự báo phân tích ban đầu, dự báo phân tích đã điều chỉnh và thông báo lợi tức chính thức. Đầu tiên, các “nhà đầu tư” nhận được thông tin tài chính của một công ty giả định, bao gồm cả EPS (lãi trên cổ phần) và dự báo phân tích ban đầu của quý. EPS ba quý gần nhất trên báo cáo thấp hơn mức dự báo phân tích đưa ra, chứng tỏ dự báo phân tích đang hơi quá lạc quan. Sau khi đưa ra tiên đoán mức lợi tức ban đầu và xác định giá trị doanh nghiệp, “nhà đầu tư” nhận được một báo cáo bao gồm dự báo phân tích đã điều chỉnh và xu hướng nhận định của những nhà đầu tư khác. Dựa trên các thông tin này, họ tiếp tục điều chỉnh các tiên đoán về suất lợi nhuận và tái định giá doanh nghiệp. Cuối cùng, những “nhà đầu tư” này nhận được báo cáo lãi suất thực tế và đưa ra kết luận cuối cùng về giá trị doanh nghiệp. Kết quả thu được gần như đồng nhất với các giả thuyết nghiên cứu đặt ra. Kỳ vọng suất lợi nhuận trung bình lần đầu của nhà đầu tư thấp hơn dự báo phân tích ban đầu, và kỳ vọng lãi suất sau khi điều chỉnh vẫn thấp hơn dự báo phân tích đã điều chỉnh, bất kể xu hướng điều chỉnh như thế nào. Mặc dù các thay đổi trong đánh giá doanh nghiệp cho thấy ảnh hưởng không đáng kể của tâm lí sợ thua lỗ, chính tâm lí này lại ảnh hưởng khá lớn đến việc điều chỉnh mức kỳ vọng lợi nhuận của nhà đầu tư. Các thay đổi trong việc đánh giá giá trị doanh nghiệp cũng lớn bất thường, tăng giảm đồng biến với mức chênh lệch lãi suất kỳ vọng và lãi suất thực tế. Công chúng đầu tư trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong thời gian có xu hướng đề cao các bản báo cáo do tổ chức tài chính quốc tế tên tuổi như Morgan Stanley, Merrill Lynch hay HSBC cung cấp, lấy đó làm “kim c ...

Tài liệu được xem nhiều: