Mỗi khi bàn về một cái gì có tính lịch sử và khu vực như nền mỹ thuật Việt Nam chẳng hạn, chúng ta thường có băn khoăn trước tiên là liệu những ý nghĩ về toàn cầu và địa phương hay quốc tế và dân tộc có khiến cho mọi vấn đề trở nên khó nắm bắt hay không và sẽ khó đến mức độ nào khi biết rằng, không thể có cái gì đó phát sinh và phát triển nằm ngoài những tác động của môi trường. Sự thể hiện này còn gay go hơn nếu những tình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘT SUY NGHĨ KHÁC VỀ MỸ THUẬT VIỆT NAM
MỘT SUY NGHĨ KHÁC VỀ MỸ
THUẬT VIỆT NAM
PHAN BẢO
Mỗi khi bàn về một cái gì có tính lịch sử và khu vực như nền mỹ thuật
Việt Nam chẳng hạn, chúng ta thường có băn khoăn trước tiên là liệu
những ý nghĩ về toàn cầu và địa phương hay quốc tế và dân tộc có
khiến cho mọi vấn đề trở nên khó nắm bắt hay không và sẽ khó đến
mức độ nào khi biết rằng, không thể có cái gì đó phát sinh và phát triển
nằm ngoài những tác động của môi trường. Sự thể hiện này còn gay go
hơn nếu những tình cảm hướng nội hoặc hướng ngoại quá mạnh luôn
chi phối chúng ta, hoặc giả tất cả chúng ta đều bị hàng loạt các định chế
nào đấy bó buộc. Tuy thế, có lẽ khổ ải hơn hết vẫn là tình cảnh mà
trong khi bàn luận như vậy, với tư cách là các nghệ sĩ, các họa sĩ, chúng
ta phải tranh cãi và định giá về cái nguồn cội mà từ đó chúng ta đã sinh
thành.
Sự thực, suy nghĩ về mỹ thuật cổ truyền Việt Nam (MTCTVN) là một
việc khó. Phải hỏi rằng: cái đó là cái gì? và ta là ai và kẻ khác là ai? và
chính đó là câu hỏi, theo Tahar Benn Jelloun (1), người Ả Rập, trong
3/4 thế kỷ XX, chỉ đặt ra duy nhất, rồi sau 25 năm nữa vẫn còn tìm câu
trả lời. Câu hỏi dường như không thể giải được bởi vì chúng ta, những
người đang hỏi, không hề muốn từ bỏ bản thân mình đã đành mà cũng
không hề muốn từ bỏ cả kẻ khác ấy nữa. Trong cái thế lưỡng lập được
hình dung ra này, bên nào đối với chúng ta cũng là quyền lợi sống còn.
MTCTVN là giấy phẩm, là gỗ sơn chăng, là đơn tuyến bình đồ chăng
và dàn tãi ra chăng, là thuyết âm dương ngũ hành hay biểu tượng hóa
những mặc cảm ân và uy, là những nghi thức được hiện hình hoặc đơn
giản chỉ là những ẩn dụ về sinh hoạt hồn nhiên chăng? Là những gì thì
chưa khẳng định vì ngay cả cái nguồn dòng ấy có còn chảy nữa hay
không cũng chưa rõ. Không chảy nữa thì khơi ra có ích gì?
Tuy nhiên, sự lầm lẫn có thể có nhưng đã có sự cố tình lầm lẫn ở đây.
Ở các ngành khác như âm nhạc và sân khấu chẳng hạn, người ta vẫn tổ
chức biểu diễn ngang hàng cho cả nghệ thuật cổ truyền và nghệ thuật
hiện đại. Họ cũng có cả việc đào tạo chính quy cho nghệ thuật cổ
truyền. Bên mỹ thuật thì không, chưa bao giờ có triển lãm rộng lớn và
chính thức cho mỹ thuật cổ truyền, cũng chưa bao giờ có một giải
thưởng quốc gia dành cho tác phẩm sáng tác theo lối cổ truyền. Không
tổ chức triển lãm các tác phẩm theo lối cổ truyền nên tất nhiên, không
thể biết ngày nay, có còn ai sáng tác như vậy không, nhưng tai hại nhất
là việc đào tạo mỹ thuật cổ truyền cũng không.
Chính sự đối xử bất công này khiến cho trong sinh hoạt mỹ thuật của
chúng ta, nảy sinh một cuộc đấu tranh ngấm ngầm. Nói đấu tranh vì có
dè bỉu, có châm chọc, và có bác bỏ lẫn nhau; nói ngấm ngầm vì không
sử dụng diễn đàn và không hình thành các trận tuyến. Đương nhiên,
bên phía cổ truyền lép vế hơn như đã nói. Có điều, có tín hiệu ấm ức đó
tức là có tồn tại nỗi ám ảnh của cổ truyền vậy. Lẽ ra không nên có cuộc
đấu tranh đó nếu không muốn nói thẳng ra rằng cuộc đấu tranh đó thật
là lố bịch. Đáng lý cần phải sung sướng vì có được một di sản cổ truyền
để phát huy và hiện đại hóa, tức là đem những giá trị dị biệt nâng lên
tầm phổ quát chứ không phải từ những ý niệm phổ quát chiếu cố đến
các trường hợp dị biệt.
Tuy nhiên, gạt ra một bên các kèn cựa vì quyền và lợi ấy ra, thì phân
vân chính của tất cả chúng ta vẫn là: Được coi là hiện đại phải chăng là
bởi sử dụng tốt các kỹ thuật hiện đại trong bất kỳ miêu tả nội dung nào,
kể cả những nội dung truyền thống hay là bởi chỉ chứa đựng những gì
không phải là cổ truyền?; Nếu không có gì dính líu tới cổ truyền thì có
được coi là giai đoạn phát triển mới chăng trong khi mà bất kỳ sự phát
triển nào cũng chỉ là sự lớn mạnh của chính cái cũ đã có?; Nếu không
phân định những khía cạnh nội dung và kỹ thuật thì những gì là cổ
truyền phải được duy trì ở chỗ nào?
Phân vân như vậy bởi vì rút cục, chúng ta vẫn là hiện đại, không bao
giờ trở lui về thời cổ truyền được nữa. Nói ra thì dài nhưng trong nỗi
day dứt này, thực ra, chỉ có một câu hỏi mà thôi, đó là: truyền thống mỹ
thuật Việt Nam thật sự là như thế nào và cần phải hiện đại hóa nó ra
sao, bởi lẽ điều cốt tử mà ai cũng phải đặt ra, càng nhân danh văn hóa
càng phải đặt ra, là ta là ai và ta sẽ tham gia vào thế giới này như thế
nào?
1. Quan niệm về mỹ thuật cổ truyền Việt Nam
Cách nói khác đưa ra có thể là quan niệm về mỹ thuật truyền thống
Việt Nam hoặc là quan niệm về truyền thống trong hội họa Việt Nam,
nhưng tôi muốn phân biệt di sản mỹ thuật của tổ tiên chúng ta để lại với
một truyền thống nào đó mà chúng ta rút ra được từ nó hoặc chúng ta
mới tổng kết vì một lợi ích nhất định gần đây, cho nên tôi thay ý nghĩa
truyền thống bằng khái niệm cổ truyền. Như thế, theo tôi nội hàm về
thời gian của từ truyền thống không có nghĩa xưa cũ mà chỉ có nghĩa kế
thừa, trong khi từ cổ truyền vừa có nghĩa kế thừa vừa có nghĩa xưa cũ
và rất xưa cũ hơn nữa. Tôi cũng giới hạn vấn đề mỹ thuật đem ra bàn
trong phạm vi hội họa và điêu khắc ...