Danh mục

Một thoáng về phái sinh chứng khoán: 2 khái niệm chủ chốt

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 94.49 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Số lượng bài viết về options nói chung trên báo chí, sách vở và ngay ở đây không phải ít. Đây là một trong những công cụ tài chính quan trọng (để phòng ngừa rủi ro kinh doanh-đầu tư) và tài sản tài chính quan trọng (để trao đổi thương mại). Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất kỹ thuật của option cũng không hề đơn giản. Nhiệm vụ trọng tâm của nghiên cứu option là phương pháp và kỹ thuật định giá (option pricing). Hai khái niệm quan trọng nền tảng trong việc định giá option là "tái tạo"...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một thoáng về phái sinh chứng khoán: 2 khái niệm chủ chốt Một thoáng về phái sinh chứng khoán: 2 khái niệm chủ chốt Số lượng bài viết về options nói chung trên báo chí, sách vở và ngay ở đây không phải ít. Đây là một trong những công cụ tài chính quan trọng (để phòng ngừa rủi ro kinh doanh-đầu tư) và tài sản tài chính quan trọng (để trao đổi thương mại). Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất kỹ thuật của option cũng không hề đơn giản. Nhiệm vụ trọng tâm của nghiên cứu option là phương pháp và kỹ thuật định giá (option pricing). Hai khái niệm quan trọng nền tảng trong việc định giá option là tái tạo (replication) và arbitrage (từ này rất khó chuyển nghĩa sang tiếng Việt). Việc định giá option xoay quanh khái niệm tái tạo. Để định giá bất kỳ một phái sinh chứng khoán nào, chúng ta bắt buộc phải tìm một portfolio (danh mục đầu tư tài sản tài chính) trong một qui mô kinh tế nào đó. Qui mô kinh tế còn được hiểu là một chiến lược mua bán. Nếu chiến lược này cần đầu tư (trả tiền) một khoản tiền có độ lớn đúng bằng số tiền phải trả cho một option thì cũng có nghĩa là chúng ta vừa tái tạo lại một option, nhưng dưới dạng một danh mục đầu tư các tài sản. Người phát triển tư tưởng này là nhà bác học Kenneth Arrow, người đã được nhận giải thưởng Nobel về kinh tế học cho các nghiên cứu về cân bằng tổng quát mở rộng. Bản chất việc tái tạo một option bằng một danh mục các tài sản cũng chính là thiết lập một cân bằng, mà trong một báo cáo tại Seminar toán học ứng dụng của Hội Ứng dụng Toán học tại ĐH Bách khoa Hà Nội, GS. André Farber đã trình bày sự kết nối quan trọng này. (Sau đó có tặng lại GS. Hữu, chủ tịch Hội một cuốn chuyên khảo.) Sau này chúng ta sẽ còn nhiều dịp làm rõ quan niệm về cân bằng đối với quá trình định giá option. Nhưng chúng ta cần nhận thấy rằng, nếu các bạn đã từng đọc sách giáo khoa về tài chính, việc bập vào áp dụng ngay một công thức về tính giá option như phương pháp nhị thức hay phương pháp Black- Scholes (công thức) khiến cho tất cả học viên thấy hết sức mù mờ, vì họ bị xa rời với nguyên lý dẫn dắt đến các biểu thức toán học đẹp đẽ và giản dị, theo cách người ta vẫn mô tả về công thức B-S. Hơn thế nữa, việc hiểu nguyên lý mới giúp thực hành đầu tư thực sự có tri thức. Về bản chất, năng lực phòng ngừa rủi ro của người nắm giữ option hoàn toàn tương đương với việc người đó có khả năng tự tái tạo một danh mục các tài sản đầu tư, theo một tỷ lệ thích hợp. Dĩ nhiên, tỷ lệ thích hợp ấy cần được đưa đến sau một quá trình giải toán. Ở đây, bản chất option chẳng qua là sự lai tạo các tài sản tài chính theo cách thức người ta có thể hạn chế rủi ro và nhận biết được khẩu vị đầu tư của chính mình. Điều thứ hai, chúng ta muốn nói tới là arbitrage, khái niệm mà GS. Trần Hùng Thao của Viện Toán học có gọi bằng âm Hán-Việt là hiện tượng cơ lợi. Arbitrage là một chiến lược mua-bán giúp tạo ra lợi nhuận mà không cần đầu tư gì và không chứa rủi ro nào. Nó giống như là tạo ra động cơ vĩnh cửu vậy, hoặc là thuật giả kim có hóa chất nào đó, đổ vào đá là hóa ra vàng. Ý nghĩa không nằm ở bản thân của chính arbitrage, mà nằm ở việc không tồn tại arbitrage. Khi không tồn tại arbitrage, các nhà khoa học suy ra rằng giá trị của một phái sinh chứng khoán có thể tính bằng giá trị mà một portfolio có thể tái tạo cho giống hành vi của phái sinh đó. Vì thế, điều kiện giả định bắt buộc là không tồn tại arbitrage. Để hiểu nó ta xét trường hợp sau đây. Giả sử có trường hợp ngược lại là giá của phái sinh nào đó lại cao hơn portfolio có thể mô tả hành vi giá trị của phái sinh đó thì sao. Khi ấy, loài người thông minh sẽ bán phái sinh đó đi, lấy tiền thu được mua cái portfolio mô phỏng tốt hành vi của phái sinh ấy, và dư ra ít tiền mặt. Quá lợi! Lợi ích vẫn thế mà lại sinh ra ít tiền dư. Đây là loại cơ lợi mà chúng ta biết không thể tồn tại, vì nếu ta cứ quay vòng thế, thì của cải sinh ra không từ đâu cả và chẳng có rủi ro gì cả. Trong đoạn giới thiệu này, các khái niệm quan trọng nhất được trình bày, tuy nhiên chưa hề mô tả tính phức tạp của các vấn đề kỹ thuật liên quan.

Tài liệu được xem nhiều: