Danh mục

Một tinh thần yêu. Một tinh thần 'đi' như Đôn Kihôtê

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 381.73 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những năm nhạc mẫu tôi còn sống, cụ thường không mấy khi lên tầng lầu nơi có căn phòng cụ dành cho vợ chồng tôi. Cụ ít lên phần vì đã yếu nhiều, phần vì cụ luôn thích làm một việc gì đó quanh quẩn trong cái gian bếp ở tầng trệt. Ví như, việc khâu cái nọ vào cái kia, cắt cái này để chắp sang cái khác, tháo mảnh cũ ra từ cái ống quần rồi tỉ mẩn “thiết kế” thành một mảng mới lên vùng yếm ngực, hoặc “chế tác” một cái túi đựng đồ rực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một tinh thần yêu. Một tinh thần “đi” như Đôn KihôtêMột tinh thần yêu. Một tinh thần “đi” như Đôn Kihôtê.1.Những năm nhạc mẫu tôi còn sống, cụ thường không mấy khi lên tầnglầu nơi có căn phòng cụ dành cho vợ chồng tôi. Cụ ít lên phần vì đãyếu nhiều, phần vì cụ luôn thích làm một việc gì đó quanh quẩn trongcái gian bếp ở tầng trệt. Ví như, việc khâu cái nọ vào cái kia, cắt cáinày để chắp sang cái khác, tháo mảnh cũ ra từ cái ống quần rồi tỉ mẩn“thiết kế” thành một mảng mới lên vùng yếm ngực, hoặc “chế tác” mộtcái túi đựng đồ rực rỡ toàn gam màu nóng theo một ý thích bất chợt…Mẹ ở với chúng tôi gần 30 năm. Lúc nào tôi cũng thấy mẹ khâu khâu,vá vá, hay chắp nối một cái gì đó, đặc biệt là các mẩu vải. Vợ và cáccon tôi thường nói vui “Bà mình làm “thiết kế thời trang” thì mấy nhàtạo mẫu tân thời thất nghiệp là cái chắc!”. Nghe con cháu tếu táo cụchỉ cười, bảo “Thế chúng mày tưởng mẹ không biết thế nào là đẹp à?Mẹ “sáng tác” khối thứ đẹp…” Thì hẳn nhiên rồi. Mẹ chúng tôi thíchnhất cái sự khâu vào, tháo ra, đính thêm hoặc nối mới từ bao nhiêu làmụn vải cũ. Suốt mấy mươi năm, cái việc cắt cắt, khâu khâu ấy chừngchiếm lĩnh hầu hết tâm trí và thời lượng sống của cụ. Như thế, không vìmột tình yêu nội sinh trong sâu thẳm của cụ, thì liệu bởi cái gì!Không gian 1Văn Ngọc tặng một bức tượng chân dung tôi, bằng gỗ. Tượng có hìnhhài tựa một quả trứng – “quả trứng” mang trong ruột nó “con sinh vật”bị lớp vỏ vây đè, luôn như không ngừng muốn mổ thủng cái vỏ chắnhữu hạn mà giành lấy khí thở. Tượng khá nặng, được đục, vạc từ mộtcái lõi gỗ khỏe có mầu nâu mật, gợi cảm, không diễn tả sao cho chínhxác được. Tất nhiên, vì tượng cấu trúc hình trái trứng nên đặt thế nàonó cũng không chịu yên vị theo cái lối lịch lãm thường tình. Và, cũngtất nhiên, nó sẽ “chủ động” lăn kềnh ra một cách rất ương ngạnh. Tôicho “ông tượng tôi” vắt qua miệng cái hũ gốm cũ kỹ màu sành chín, rồibày ngay dưới chân giá sách nhỏ. Từ bữa ấy, mẹ chúng tôi rất hay lênphòng. Thở mệt nhọc và gấp vì phải leo qua hai vòng cầu thang, dừngngang vùng chiếu sáng cái cửa vào, mẹ nhìn ngắm bức tượng và cườingặt cười nghẽo. “Đúng là Quý nhà mình rồi!”. Không thể đếm đượcđã bao nhiêu lần mẹ chúng tôi cười ngặt nghẽo và lần nào cũng nói ynguyên một câu như thế. Mỗi khi chứng kiến mẹ ngắm tượng, cườicười, nói nói, thấy mẹ dường trẻ lại hàng chục tuổi …Đầu ngườiCuối năm 2004, một nhà điêu khắc thân quý gửi quà tặng tôi quađường bưu điện. Quà là một bức tượng bán thân, bằng đồng. Ông tạcchân dung tôi theo lối ấn tượng và kỳ công xuống Ngũ Xã để đúc nó.Cái trán của tôi ông tả kỹ và khéo, căng đầy, ngỡ chỉ khẽ búng hoặc gõnhẹ là có thể nổ vỡ tan tành. Khuôn mặt tôi ông phạc các mảng lớnquyết liệt, và thêm vào đầy những vết cào xước. Trong vài dòng gửikèm, ông viết “Rồi đời nó còn vả nhiều vào cái mặt chú, bởi thế bác cứvả và cào trước cho long trọng”. Tôi chuyển bức tượng gỗ nằm vắtngang đỉnh cái giá sách nhỏ và để bức tượng đồng lên miệng hũ gốm.Phòng hẹp quá. Đành để tạm vậy. Mẹ tôi hỏi “Lại một Quý nữa à?”.Mẹ ngắm rất lâu, không nói thêm gì, rồi lần xuống gác. Một hôm kháccụ lên phòng, tôi dò ý: “Mẹ thấy bức tượng này thế nào ạ?”. Cụ bảo“Chú Ngọc làm tượng Quý giống như đang ngủ, mà mẹ ngắm thì hoára là đang thức chong chong. Cái tượng bằng đồng cũng rất đẹp,nhưng mẹ cứ thấy hình như…nó nghiêm trang, ngay ngắn quá…”Mẹ chúng tôi vốn là con gái một nhà tư sản Hà thành thời Pháp tạmchiếm. Sự học của mẹ chỉ ở mức đọc thạo và “vẽ chữ” đủ nét. Tôi chảhiểu làm sao mẹ chúng tôi lại có thể nhận biết và diễn đạt một cáchtuyệt vời giản dị như thế. Không những chỉ là giản dị, mà theo tôi cònrất thần tình! Có phải cái phần hồn bung thoát từ các trạng thái lắng ẩntrong thần cốt hai bức tượng kia quá khác nhau chăng? Nếu không lànhư thế thì là gì?Lại nhớ một bận, có tới sáu vị (nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhàphê bình văn chương…) nhã ý hạ cố thăm tôi. Họ ngắm “cái đầu tôi”do Văn Ngọc “chế”, rồi phán “Sao thằng cha này tạc ông không giốngcái lối tượng xưa nay thế nhỉ? Ngộ thật đấy!”. Tôi nín thít. Thế liệu nếutôi bảo Văn Ngọc là một họa sĩ tài danh thì liệu họ có cho là tôi nóiđiêu không? họ có giảng cho tôi một bài hùng tráng về thế nào là mộttác phẩm xứng đáng của một nền mỹ thuật đậm đà bản sắc dân tộc,khoa học và đại chúng không? Sáu vị chí ít cũng đang nổi danh trênmặt báo như cồn, nên tôi nín thinh không nói gì, không giải thích gì,xem ra được một lần khôn!Dạo tháng ba, nhà thơ Y Phương có công việc ở Vũng Tàu. Ông tranhthủ ghé thăm thắp hương tưởng niệm mẹ chúng tôi. Khi trò chuyện ôngcứ chăm chăm nhìn lên đỉnh cái giá sách, rồi suýt xoa “Cho anh ôm cáitượng chú một lúc. Người làm bức tượng gỗ này ắt là một tay cự phách.Rất không giống ai. Chí ít không giống các hoạ sĩ, các nhà điêu khắcanh đã từng quen, đã từng gặp. Hắn phải rất yêu chú, đọc ra chú, cónhững thấu hiểu và sẻ chia riêng với chú. Mai về Bắc, tiếc quá chưagặp người này!”Tuần rồi ...

Tài liệu được xem nhiều: