Danh mục

Mưa ở đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 580.05 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mưa và việc sử dụng nước mưa ở ĐBSCL không có gì là mới lạ cả. Người cư dân đầu tiên đến khai khẩn vùng đất này từ thế kỷ thứ 17, 18 đã biết cách hứng nước mưa để ăn uống. Các ngôi nhà cổ ở ĐBSCL đều có dấu tích của bể trữ nước mưa. Hình ảnh chiếc lu, cái khạp nước để bên hiên nhà, cạnh gốc cau hoặc trước cửa nhà với cái gáo gừa là hình ảnh rất quen thuộc ở vùng quê Việt Nam. Người miền Nam Việt Namngày xưa còn có thói quen......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mưa ở đồng bằng sông Cửu Long MƯA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Anh Tuấn Đại học Cần Thơ --- oOo ---1. Khởi dẫn Lạy Trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày, Lấy đầy bát cơm, Lấy rơm đun bếp, Lấy nếp nấu xôi, …Ôi, những câu ca dao ru em từ ngàn xưa của người dân quê đến nay vẫn còn. Nhữnglời hát đơn giản, mộc mạc như vậy vẫn còn in đậm trong ký ức của mỗi tâm hồnngười dân Việt Nam dù nhân loại đã có những phát minh sáng tạo khoa học kỹ thuậtvượt bực. Thế nhưng, bước vào thiên niên kỷ thứ ba, thông điệp của Tổ chức Liênhiệp quốc vẫn liên tục cảnh báo nguy cơ thiếu nước ngọt cho nhân loại trên một tráiđất với 3/4 diện tích bao quanh bề mặt là phủ đầy nước … Hầu hết các quốc gia trênthế giới, hiện tượng mưa rơi ảnh hưởng trong thi ca, phong tục, tập quán, … vẫnnhiều hơn với các hoạt động thời tiết khác. Thế còn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long(ĐBSCL), vựa lúa lớn nhất của Việt Nam thì sao?Mưa và việc sử dụng nước mưa ở ĐBSCL không có gì là mới lạ cả. Người cư dân đầutiên đến khai khẩn vùng đất này từ thế kỷ thứ 17, 18 đã biết cách hứng nước mưa đểăn uống. Các ngôi nhà cổ ở ĐBSCL đều có dấu tích của bể trữ nước mưa. Hình ảnhchiếc lu, cái khạp nước để bên hiên nhà, cạnh gốc cau hoặc trước cửa nhà với cái gáogừa là hình ảnh rất quen thuộc ở vùng quê Việt Nam. Người miền Nam Việt Namngày xưa còn có thói quen để một lu nước nhỏ trước cửa nhà, cho khách bộ hànhphương xa lỡ bước, đến tự nhiên múc uống mà không cần xin phép gia chủ. Đó là mộttập quán đẹp của dân tộc mang tính hiếu khách, hào hiệp và dễ dãi của người dânnông thôn miền Nam Việt Nam.Bài này mời các bạn cùng tôi điểm qua một số dữ liệu và nhận xét đề xuất.2. Một số liệu thống kê ĐBSCL là vùng đất phía Tây Nam của Việt Nam và nơi chảy cuối cùng củasông Mekong đổ ra biển. Đồng bằng rộng 36.000 km2, tức trên 4% diện tích toàn lưuvực sông Mekong, chiều dài dòng Mekong chảy qua Việt Nam là 225 km (hơn 5%tổng chiều dài sông Mekong). Ở Việt Nam, sông Mekong được gọi tên là sông CửuLong do các nhánh sông khi chảy ra biển tựa như 9 con rồng trườn xuống Biển Đông.Đồng bằng có hai mặt giáp biển dài 600 km, dân cư hiện khoảng 17 triệu người(tương đương 24% tổng dân số). Diện tích canh tác nông nghiệp xấp xỉ 2 triệu ha.ĐBSCL nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. một năm có hai mùamưa và mùa nắng phân biệt. Mùa mưa kéo dài khoảng 5 tháng, tương ứng với chủ yếuthời kỳ gió mùa Tây Nam, mưa lớn xảy ra khi các luồng áp thấp nhiệt đới xuất hiệntrên lục địa Châu Á, thường bắt đầu vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và chấm dứt vàocuối tháng 11 hằng năm. Bảy tháng còn lại trong năm là mùa khô, thời kỳ này giómùa Đông Bắc lại chiếm ưu thế do sự hiện diện của các trung tâm áp cao từ vùng 1Siberi - Mông Cổ di chuyển xuống. Lượng mưa trong mùa khô rất ít, chỉ chiếmkhoảng 5 - 10% so với tổng lượng mưa trong cả năm (xem bảng 1). Bảng 1: So sánh lượng mưa trung bình tháng (mm) một số vùng ĐBSCL (số liệu này chỉ mang tính tham thảo tạm thời, chưa qui về chuỗi nhiều năm) Vùng/Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ΣCần Thơ 17 3 12 45 166 182 226 214 278 250 169 52 1604Sóc Trăng 9 2 14 64 224 247 248 264 266 289 171 40 1840Cà Mau 18 9 32 97 290 306 330 343 337 332 170 88 2360Rạch Giá 11 7 36 99 220 250 304 310 294 270 160 44 2015Tân Châu 9 15 55 103 166 154 162 112 180 286 172 64 1478Châu Đốc 16 2 44 108 169 136 150 147 153 250 137 60 1385Long Xuyên 12 2 13 97 211 162 194 197 235 287 144 57 1611Phú Quốc 28 24 55 138 306 396 438 543 522 328 179 78 3038Lượng mưa trung bình ở ĐBSCL biến động trong khoảng 1.400 - 2.200 mm/năm.Tỉnh có lượng mưa cao nhất là Cà Mau (trên 2.200 mm/năm), tỉnh có lượng mưa thấpnhất là Đồng Tháp (xấp xỉ 1.400 mm/năm). Tuy nhiên, điểm có lượng mưa được ghinhận thấp nhất là Gò Công (Tiền Giang) chỉ vào khoảng 1.200 mm/năm với trungbình có 100 - 110 mm/năm. Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) được ghi nhận như là nơi cólượng mưa cao nhất vùng đồng bằng, lên đến 3.145 mm/năm với tổng số ngày mưaghi nhận là 140 ngày mưa/năm. Trong các tháng mùa mưa, số liệu từ các trạm đo mưacho thấy có khoảng 13 - 21 ngày mưa/tháng. Trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3,số ngày có mưa trong tháng rất ít chỉ vào khoảng 0 - 6 ngày mưa. Theo dõi số liệumưa nhiều năm ở khu vực ĐBSCL, ta thấy tại Kiên Giang thường bắt đầu có mưasớm vào tháng 4, sớm hơn các tỉnh khác khoảng 15 - 20 ngày. Nếu so sánh với số liệumưa ở các khu vực khác trong toàn quốc ở Việt Nam thì mưa ở ĐBSCL ít bị biếnđộng.Liên kết giữa mưa và các yếu tố khí hậu khác ta cũng dễ thấy những quan hệ khá chặtchẽ, lượng mưa có tương quan thuận với nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời, lượng mâybao phủ và tương quan nghịch với lượng bốc hơi (xem bảng 2, 3, 4). Bảng 2: So sánh nhiệt độ trung bình tháng (°C) một số vùng ĐBSCL (số liệu này chỉ mang tính tham thảo tạm thời, chưa qui về chuỗi nhiều năm) Vùng/Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB Cần Thơ 26.3 27.0 28.1 28.8 27.7 27.2 27.7 27.5 27.1 27.3 27.2 26.2 27.0 Sóc Trăng 25.2 26.0 27.2 28.4 27.9 27.2 27.0 27.0 26.9 26.8 26.4 25.5 26.8 Cà Mau ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: