Múa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước.Do tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với tuồng, chèo là những bộ môn nghệ thuật có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Múa rối nướcMúa rối nướcNguồn gốcMúa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúanước.Do tính đặc sắc, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múarối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống,có thể sánh ngang với tuồng, chèo là những bộ môn nghệthuật có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc.Múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng múa rốinước thì chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Nghệ thuật múa rốinước xuất hiện từ đời Lý (1010-1225). Vào đời vua Lý NhânTông năm 1121, trên bia Sùng Thiện Diên Linh đặt tại chùaLong Ðọi, xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Vănbia chùa Đọi có ghi nhân dân biểu diễn các trò diễn Rối nướcđể mừng thọ Vua. Trong đó có đoạn viết: Thả rùa vàng độiba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốnchân, dưới dòng sông lờ lững, liếc mắt nhìn lên bờ, cúi xétbầu trời lồng lộng. Trông vách dựng cheo leo, dạo nhạc thiềuréo rắt. Cửa động mở ra thần tiên xuất hiện. Ðều là dáng điệuthiên cung, há phải phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dângkhúc Hồi phong, nhăn mày thúy ngợi ca vận tốt. Chim quýtừng đàn ca múa, thú lành từng đội xênh xang.Múa rối nước là một sáng tạo độc đáo của cư dân vùng châuthổ sông Hồng, được manh nha từ công cuộc chế ngự, cải tạonước. Rối nước thường được diễn vào những ngày nôngnhàn, ngày xuân, trong các lễ hội. Thông qua các câu chuyệnđược nghệ sỹ rối nước thể hiện, người xem sẽ cảm nhận đượcsắc thái của hội làng, gửi gắm vào đó những mơ ước bình dịcho cuộc sống.Do điều kiện tự nhiên và công việc nông nghiệp của ngườidân Việt Nam gần gũi và gắn bó với nước, chính nhữngngười nông dân chân lấm tay bùn này đã sáng tạo ra nghệthuật Rối nước. Họ thường tổ chức diễn vào những ngày việcđồng áng tạm xong, ngày xuân, những ngày mở hội. NgườiPháp gọi môn nghệ thuật này với những con rối duyên dánglà Linh hồn của đồng ruộng Việt Nam và đánh giá: Vớisáng tạo và khám phá. Rối nước đáng được xếp vào nhữnghình thức quan trọng nhất của Sân Khấu Múa Rối.*Phương thức nhờ nước để con rối hoạt động, nhờ nước giấuđi bộ máy và cách điều khiển là sáng tạo tuyệt vời. Nước làmcho con rối sinh động, làm cho chúng tươi tắn. Nước đã thamgia cùng diễn với con rối như một nhận xét: Nước cũng làmột nhân vật của múa rối. Mặt nước như êm ả với đàn vịtbơi, trở nên thơ mộng trong làn khói huyền ảo khi bầy tiên nữgiáng trần múa hát. Nhưng mặt nước cũng sôi động trongnhững trận chiến lửa, những con rồng vây vàng xuất hiện.*Con rối được điều khiển bằng sự khéo léo khó mà tưởngtượng. Con rối như có phép thuật điều khiển. Đấy chính làsự tài tình, là điều hấp dẫn và sáng tạo của nghệ thuật Múarối nước.*Trước kia, rối nước chỉ diễn vào ban ngày, ở ngoài trời.Không thấy sân khấu gắn bó hòa quyện với phong cảnh thiênnhiên như rối nước. Giữa thiên nhiên thơ mộng, khán giả cócơ hội chiêm ngưỡng một loại hình nghệ thuật trong đó cóđất, nước, cây xanh, mây, gió, có lửa, có khói mờ vương toả,có cả mái đình với những hàng ngói đỏ... Thật sự là một sựhòa hợp độc đáo của nghệ thuật, thiên nhiên và con người.Lịch sử Múa rối Việt Nam ghi nhận hai loại hình chính làMùa rối cạn và Múa rối nước. Rối cạn gồm nhiều hình thứcnhư: Rối tay, Rối que ở Đồng Minh (Hải Phòng), Tế Tiêu(Hà Tây), Rối dây, Mộc Thầu Hý ở Cao Bằng, Bắc Thái.Riêng Rối nước là loại hình dân gian độc đáo, chỉ có duynhất ở Việt NamGiữa thiên nhiên thơ mộng, khán giả có cơ hội chiêm ngưỡngmột loại hình nghệ thuật trong đó có đất, nước, cây xanh,mây, gió, có lửa, có khói mờ vương tỏa, có cả mái đình vớinhững hàng ngói đỏ. Thật sự là một sự hòa hợp độc đáo củanghệ thuật, thiên nhiên và con người.Trước khi chính thức trở thành nghệ thuật sân khấu, múa rốinước là hoạt động nằm trong các phường hội dân gian rải ráckhắp thôn xóm, được nuôi lớn bằng nhiệt huyết của ngườidân.Ngâm bùn lội nước để làm nghệ thuật không phải là mộtcông việc bình thường thích thú với mọi người. Nếu khôngphải là người sống ân tình với nước tới mức Sống ngâm da,chết ngâm sương như cư dân trồng lúa nước, thì khó cóđược sự truyền cảm nồng nhiệt vào hành động của nhân vậtrối nước.Về sân khấuYếu tố độc đáo của rối nước là sử dụng mặt nước làm sânkhấu để con rối diễn trò, đóng kịch. Buồng trò rối nước (nhàrối hay thủy đình), được dựng lên giữa ao, hồ với kiến trúccân đối tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn ViệtNam.Tất cả buồng trò, sân khấu cùng trang bị cờ, quạt, voi, lọng,cổng hàng mã đúng là một đình làng thu nhỏ lại với nhữngmái uốn cong lung linh phản chiếu trên mặt nước.Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò, nóchỉ thực sự hoàn chỉnh khi đã vào chương trình biểu diễn vàcũng bắt đầu mất đi ngay khi chấm dứt tiết mục cuối cùng.Qua những tiết mục biểu diễn của nghệ thuật rối nước cổtruyền, những cảnh sinh hoạt bình thường về đời sống, tậptục tinh thần và vật chất truyền đời của người nông dân ViệtNam ...