Danh mục

MỤC ĐÍCH KHÁM LÂM SÀNG CƠ QUAN HÔ HẤP

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.31 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhắc lại về giải phẫu: Hai phổi nằm trong lồng ngực được cấu tạo từ khung xương gồm 12 đốt sống ngực, 12 đôi xương sườn, xương ức và xương đòn. Khí hít vào được lọc, làm ấm và ẩm ở đường hô hấp trên sau đó đi vào khí quản. Tại khoảng đốt sống ngực 4 – 5 khí quản phân đôi thành phế quản (P) và (T). phế quản (P) ngắn hơn, rộng hơn và thẳng hơn phế quản (T). phế quản tiếp tục phân chia thành các nhánh nhỏ hơn và cuối cùng thành các tiểu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỤC ĐÍCH KHÁM LÂM SÀNG CƠ QUAN HÔ HẤP KHÁM LÂM SÀNG CƠ QUAN HÔ HẤPI-NHẮC LẠI VỀ GIẢI PHẪU VÀ PHÂN KHU LỒNG NGỰC:1-Nhắc lại về giải phẫu: Hai phổi nằm trong lồng ngực được cấu tạo từ khung xương gồm 12 đốtsống ngực, 12 đôi xương sườn, xương ức và xương đòn. Khí hít vào được lọc, làmấm và ẩm ở đường hô hấp trên sau đó đi vào khí quản. Tại khoảng đốt sống ngực 4– 5 khí quản phân đôi thành phế quản (P) và (T). phế quản (P) ngắn hơn, rộng hơnvà thẳng hơn phế quản (T). phế quản tiếp tục phân chia th ành các nhánh nhỏ hơnvà cuối cùng thành các tiểu phế quản tận. Mỗi tiểu phế quản tận cùng bằng ốngphế nang. Từ đây cho các túi phế nang. Hai phổi có khoảng 500 triệu phế nang.Mỗi phế nang có các sợi elastin cho phép các phế nang giãn ra trong thì hít vào vàcó lại ở thì thở ra. Phổi (P) chia làm 3 thu ỳ: thuỳ trên, thu ỳ giữa và thu ỳ dưới. Phổi(T) chia làm 2 thu ỳ: thuỳ trên và thu ỳ dưới. Phổi được bao bọc trong một túi mỏnggồm 2 lớp màng phổi. Màng phổi tạng bọc mặt ngoài phổi. Màng phổi thành lótmặt trong lồng ngực. Giữa 2 lá m àng phổi là khoang màng phổi. Bình thườngkhoang màng phổicó chứa một lớp dịch mỏng giúp cho 2 lá m àng phổi trượt lênnhau dễ dàng khi thở và giảm công hô hấp.2-Phân khu lồng ngực: Để mô tả chíng xác các dấu hiệu thực thể khi khám phổi cần biết các điểmmốc và sự phân khu lồng ngực. ( xem hình) Các điểm mốc trên lồng ngực:  Xương ức.  Xương đòn.  Hõm trên ức.  Góc Louis.  Đường giữa ức.  Đường giữa đòn.  Các đướng nách trước, nách giữa và nách sau.  Đường bả vai.  Đường giữa cột sống.3-Đối chiếu vị trí phổ trên lồng ngực: ( hình 3 – 4)  Đỉnh phổi: nhô trên đầu trong xương đòn 2 – 3cm. Nơi khí quản phân đôi (Carina): phía trước tương ứng với góc Louis, phía sau tương ứng với đốt sống ngực 4. Rãnh liên thu ỳ lớn (rãnh chếch): phía trước ở xương sườn 6 đường trung đòn, phía bên tương ứng với xương sườn 5 đường nách giữa và phía sau ở mỏm gia đốt sống ngực 3. Rãnh này phân chia phổi (P) thành thu ỳ trên và thu ỳ giữa ở trên rãnh với thuỳ dưới ở dưới rãnh. Bên (T), rãnh phân chia phổi (T) thành 2 thu ỳ: thuỳ trên và thu ỳ dưới. Rãnh liên thu ỳ nhỏ (rãnh ngang): chỉ có ở phổi (P). Rãnh này tương ứng với xương sườn 4 bờ (P) ức và xương sườn 5 đường nách giữa. Rãnh này ngăn cách thu ỳ trên với thuỳ giữa phổi (P). Đáy phổi chạy từ xương sườn 6 đường trung đòn, xương sườn 8 đường nách giữa và phía sau tương ứng với đốt sống ngực 9 đến 12 tuỳ theo th ì hô hấp. Bên (P) nằm cao hơn khoảng 1 đốt sống ngực do vòm hoành (P) cao hơn vòm hoành (T).II-NGUYÊN TẮC CHUNG KHI KHÁM LÂM SÀNG CƠ QUAN HÔ HẤP: Bệnh nhân nên cởi áo đến vùng thắt lưng. Đối với bệnh nhân nữ cần bộc lộ 1. tối thiểu vùng cần thăm khám. Khám theo tuần tự: 2.  Nhìn – sờ – gõ – nghe.  So sánh 2 bên.  Từ trên xuống dưới. 3. Trong quá trình thăm khám cố gắng định vị vùng phổi tổn thương tương ứng bên dưới. 4. Khám phía sau bệnh nhân nên ở tư thế ngồi, 2 tay choàng ra phía trước, 2 bàn tay để ở vai bên đối diện để tách 2 xương bả vai. Khám phía trước bệnh nhân có thể nằm, nhất là nhưng bệnh nhân có vú lớn. Nếu bệnh nhân không thể ngồi có thể nhờ người phụ giúp bệnh nhân ngồi hay khám ở tư thế nằm nghiêng. Khám toàn diện. 5.III-NHÌN: 1. Nhìn vẻ mặt bệnh nhân: quan sát các biểu hiện như cánh mũi phập phồng, thở chu môi gặp trong các trường hợp khó thở tăng công hô hấp. Tiếng thở rít hay khò khè gặp trong các bệnh lý có tắc nghẽn đ ường dẫn khí. Tìm dấu hiệu xanh tím. 2. Quan sát tư thế bệnh nhân: bệnh nhân có tắc nghẽn đường dẫn khí thường ở tư thế ngồi chống 2 tay lên thành giường để cố định vùng vai và cổ, hỗ trợ hô hấp. Bệnh nhân có khó thở phải ngồi (Orthopnea) th ường ngồi hay nằm đầu cao để giảm khó thở.3. Quan sát vùng cổ xem có co kéo các cơ hô hấp phụ? Đây là dấu hiệu sớm trong tắc nghẽn đường dẫn khí.4. Nhìn hình dạng lồng ngực: bình thường lồng ngực đối xứng 2 b ên, chu vi có hình bầu dục với tỷ lệ đường kính ngang / đường kính trước –sau # 7/ 5. lồng ngực biến dạng có thể đối xứng hay không đối xứng.  Lồng ngực hình thùng: thường gặp trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đường kính trước-sau gia tăng, các xương sườn không còn nghiêng 45o mà có khuynh hướng nằm ngang.  Gù, vẹo cột sống, lồng ngực hình phễu làm giảm khả năng giãn nỡ lồng ngực và phổi.  Lồng ngực căng phồng một b ên có thể gặp trong tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi. Lồng ngực nhỏ một bên gặp trong xẹp phổi.5. Đánh giá tần số hô hấp và kiểu hô hấp: Bình thường, người trưởng thành thở với tần số 14 – 16 lần/ phút. Thở chậm gặp trong uré máu cao, hôn m ê do tiểu đường ...

Tài liệu được xem nhiều: