Mức độ chấp nhận rủi ro tài chính của giới trẻ tại Việt Nam: Tiếp cận từ dân trí tài chính
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 640.22 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này nghiên cứu về các nhân tố có tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính cá nhân của giới trẻ tại Việt Nam. Thông qua việc sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện đã thu được 834 câu trả lời đạt chuẩn của thanh niên trưởng thành trong độ tuổi từ 18 đến 29 ở các khu vực khác nhau tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mức độ chấp nhận rủi ro tài chính của giới trẻ tại Việt Nam: Tiếp cận từ dân trí tài chính PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA GIỚI TRẺ TẠI VIỆT NAM: TIẾP CẬN TỪ DÂN TRÍ TÀI CHÍNH Khúc Thế Anh, Vũ Hoàn Anh Vũ, Nguyễn Vũ, Trịnh Hải Thùy Dương, Nguyễn Sỹ Nhật Nam Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: vhavu1802.work@gmail.com Tóm tắt: Bài viết này nghiên cứu về các nhân tố có tác động đến mức độ chấp nhận rủiro tài chính cá nhân của giới trẻ tại Việt Nam. Thông qua việc sử dụng phương pháp lấy mẫuthuận tiện đã thu được 834 câu trả lời đạt chuẩn của thanh niên trưởng thành trong độ tuổi từ18 đến 29 ở các khu vực khác nhau tại Việt Nam. Qua phân tích dữ liệu thu thập được bởi phầnmềm SPSS25 và AMOS24 cho thấy các nhân tố được đưa ra đều đảm bảo độ tin cậy theo thangđo Cronbach’s Alpha. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kiến thức tài chính, sự dễ chịu vàsự tận tâm không có tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính cá nhân, trong khi đó cácnhân tố còn lại có tác động. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết cũng đưa ra một số hàm ý trongviệc xây dựng dự án giáo dục về tài chính giúp định hướng cho giới trẻ trong thời đại hiện naycũng như góp phần xây dựng thị trường đầu tư lành mạnh và ổn định. Từ khóa: Chấp nhận rủi ro tài chính, đặc điểm tính cách, dân trí tài chính, nhân khẩu học. 1. Tổng quan 1.1. Giới thiệu Trong quản lý tài chính cá nhân, việc lựa chọn tiết kiệm, đầu tư để đạt được những mụctiêu kỳ vọng thì cá nhân cần xác định, đánh giá rõ những rủi ro có thể xảy ra để kiểm soát nó.Các nghiên cứu về mức độ chấp nhận rủi ro tài chính đã được thực hiện bởi nhiều tác giả trongvài thập kỷ qua. Các nghiên cứu về vấn đề này đóng vai trò quan trọng đối với một số khía cạnhcủa lĩnh vực tài chính cá nhân như lựa chọn nợ hay tiết kiệm, chọn thế chấp hay sử dụng thẻ tíndụng… (Grable, 2009; Yao, 2012). Mức độ chấp nhận rủi ro tài chính của cá nhân thường mangtính chủ quan và khó đo lường. Do đó các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố như đặc điểm nhânkhẩu học, giới tính, tuổi tác, chủng tộc…có thể dùng để phân tích về mức độ chấp nhận rủi rotài chính (Grable, 2009). Giới trẻ trong độ tuổi từ từ 18 đến 29 - đây là “nhóm trưởng thành mới nổi” có những đặcđiểm phân biệt khác với trước và sau nhóm tuổi này (Arnett & cộng sự, 2014). Không giốngnhư thanh thiếu niên, nhóm trẻ trưởng thành mới nổi không phải trải qua giai đoạn tuổi dậy thì,không phải học phổ thông và cũng không phải là tuổi vị thành niên theo luật; nhóm tuổi này đạtđược sự trưởng thành về thể chất và giới tính cũng như có cho mình lộ trình về học tập và làmviệc. Nhóm tuổi này cũng thường chưa có sự cam kết lâu dài với một cuộc hôn nhân hay làcông việc cụ thể nào đó vì một phần đang dành toàn thời gian cho việc học, phần khác lại dànhthời gian cho việc đi làm và phần nữa kết hợp vừa đi học vừa đi làm. Các nghiên cứu trên thếgiới cụ thể về mức độ chấp nhận rủi ro đối với nhóm đối tượng trẻ này còn tương đối ít. Chínhvì thế việc lựa chọn lứa tuổi từ 18 đến 29 để thực hiện nghiên cứu là cần thiết, từ kết quả củanhóm tuổi nghiên cứu này có thể rút ra được biện pháp giáo dục cho lứa tuổi trước 18 để tạotiền đề cũng như khắc phục được các vấn đề tài chính khác cho nhóm tuổi sau 29. 238 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Tại quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tưởng nước CHXHCN Việt Nam về Chiến lượctài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 đề cập đến một trong nhữngnhiệm vụ là “Giáo dục tài chính, nâng cao năng lực và kiến thức tài chính; bảo vệ người tiêudùng tài chính”. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu về đề tài này là cần thiết trong bối cảnh hiệnnay và đặc biệt là đối với thế hệ là người trẻ tại Việt Nam. 1.2. Tổng quan lý thuyết và mô hình nghiên cứu Mức độ chấp nhận rủi ro tài chính (Financial Risk Tolerance – FRT) có thể được hiểu làtối đa sự không chắc chắn mà một người sẵn sàng chấp nhận khi đưa ra một quyết định tàichính, được thể hiện trong các vấn đề kinh tế và xã hội (Grable & cộng sự, 2009). Bên cạnh đó,FRT còn được hiểu là sự sẵn sàng chấp nhận kết quả không chắc chắn khi tham gia vào cácgiao dịch tài chính của một cá nhân(Grable, 2009). Theo Gibson & cộng sự (2013), mức độchấp nhận rủi ro tài chính là mức độ sẵn sàng chấp nhận sự mạo hiểm sự giàu có hiện tại đểtăng trưởng trong tương lai. Grable (2016) đã chỉ ra rằng các yếu tố nhân khẩu học, kinh tế xã hội và dân trí tài chínhquyết định khả năng chấp nhận rủi ro đối với một nhóm sinh viên thuộc một trường đại học lớnở phía Đông Nam nước Mỹ thông qua phân tích phân biệt và phát hiện ra rằng giới tính, kiếnthức tài chính có tác động đáng kể đến khả năng chấp nhận rủi ro tài chính. Trong các tài liệu trước đây về tài chính hành vi, người ta tập trung nhiều vào hành vigiao dịch của các nhà đầu tư bán lẻ, dựa trên tâm lý và hành vi của họ, tuy nhiên vai trò của cácđặc điểm tính cách riêng của nhà đầu tư (Personality traits - PT) thì không được đo lường mộtcách chi tiết (Van Witteloostuijn & Muehlfeld, 2008). Dựa trên lý thuyết tài chính hành vi vàlý thuyết hữu dụng kỳ vọng, quá trình suy nghĩ của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tốtính cách tham gia vào quá trình ra quyết định và đó cũng là một trong những khía cạnh quantrọng để hiểu cách mà một cá nhân ra quyết định. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đánh giá đồng thời tác động của ba nhóm nhân tố baogồm: (1) Nhân khẩu học, (2) Đặc điểm tính cách, (3) Dân trí tài chính đến mức độ chấp nhậnrủi ro tài chính của một nhóm đối tượng, đặc biệt là với người trẻ bởi lực ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mức độ chấp nhận rủi ro tài chính của giới trẻ tại Việt Nam: Tiếp cận từ dân trí tài chính PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA GIỚI TRẺ TẠI VIỆT NAM: TIẾP CẬN TỪ DÂN TRÍ TÀI CHÍNH Khúc Thế Anh, Vũ Hoàn Anh Vũ, Nguyễn Vũ, Trịnh Hải Thùy Dương, Nguyễn Sỹ Nhật Nam Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: vhavu1802.work@gmail.com Tóm tắt: Bài viết này nghiên cứu về các nhân tố có tác động đến mức độ chấp nhận rủiro tài chính cá nhân của giới trẻ tại Việt Nam. Thông qua việc sử dụng phương pháp lấy mẫuthuận tiện đã thu được 834 câu trả lời đạt chuẩn của thanh niên trưởng thành trong độ tuổi từ18 đến 29 ở các khu vực khác nhau tại Việt Nam. Qua phân tích dữ liệu thu thập được bởi phầnmềm SPSS25 và AMOS24 cho thấy các nhân tố được đưa ra đều đảm bảo độ tin cậy theo thangđo Cronbach’s Alpha. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kiến thức tài chính, sự dễ chịu vàsự tận tâm không có tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro tài chính cá nhân, trong khi đó cácnhân tố còn lại có tác động. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết cũng đưa ra một số hàm ý trongviệc xây dựng dự án giáo dục về tài chính giúp định hướng cho giới trẻ trong thời đại hiện naycũng như góp phần xây dựng thị trường đầu tư lành mạnh và ổn định. Từ khóa: Chấp nhận rủi ro tài chính, đặc điểm tính cách, dân trí tài chính, nhân khẩu học. 1. Tổng quan 1.1. Giới thiệu Trong quản lý tài chính cá nhân, việc lựa chọn tiết kiệm, đầu tư để đạt được những mụctiêu kỳ vọng thì cá nhân cần xác định, đánh giá rõ những rủi ro có thể xảy ra để kiểm soát nó.Các nghiên cứu về mức độ chấp nhận rủi ro tài chính đã được thực hiện bởi nhiều tác giả trongvài thập kỷ qua. Các nghiên cứu về vấn đề này đóng vai trò quan trọng đối với một số khía cạnhcủa lĩnh vực tài chính cá nhân như lựa chọn nợ hay tiết kiệm, chọn thế chấp hay sử dụng thẻ tíndụng… (Grable, 2009; Yao, 2012). Mức độ chấp nhận rủi ro tài chính của cá nhân thường mangtính chủ quan và khó đo lường. Do đó các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố như đặc điểm nhânkhẩu học, giới tính, tuổi tác, chủng tộc…có thể dùng để phân tích về mức độ chấp nhận rủi rotài chính (Grable, 2009). Giới trẻ trong độ tuổi từ từ 18 đến 29 - đây là “nhóm trưởng thành mới nổi” có những đặcđiểm phân biệt khác với trước và sau nhóm tuổi này (Arnett & cộng sự, 2014). Không giốngnhư thanh thiếu niên, nhóm trẻ trưởng thành mới nổi không phải trải qua giai đoạn tuổi dậy thì,không phải học phổ thông và cũng không phải là tuổi vị thành niên theo luật; nhóm tuổi này đạtđược sự trưởng thành về thể chất và giới tính cũng như có cho mình lộ trình về học tập và làmviệc. Nhóm tuổi này cũng thường chưa có sự cam kết lâu dài với một cuộc hôn nhân hay làcông việc cụ thể nào đó vì một phần đang dành toàn thời gian cho việc học, phần khác lại dànhthời gian cho việc đi làm và phần nữa kết hợp vừa đi học vừa đi làm. Các nghiên cứu trên thếgiới cụ thể về mức độ chấp nhận rủi ro đối với nhóm đối tượng trẻ này còn tương đối ít. Chínhvì thế việc lựa chọn lứa tuổi từ 18 đến 29 để thực hiện nghiên cứu là cần thiết, từ kết quả củanhóm tuổi nghiên cứu này có thể rút ra được biện pháp giáo dục cho lứa tuổi trước 18 để tạotiền đề cũng như khắc phục được các vấn đề tài chính khác cho nhóm tuổi sau 29. 238 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Tại quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tưởng nước CHXHCN Việt Nam về Chiến lượctài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 đề cập đến một trong nhữngnhiệm vụ là “Giáo dục tài chính, nâng cao năng lực và kiến thức tài chính; bảo vệ người tiêudùng tài chính”. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu về đề tài này là cần thiết trong bối cảnh hiệnnay và đặc biệt là đối với thế hệ là người trẻ tại Việt Nam. 1.2. Tổng quan lý thuyết và mô hình nghiên cứu Mức độ chấp nhận rủi ro tài chính (Financial Risk Tolerance – FRT) có thể được hiểu làtối đa sự không chắc chắn mà một người sẵn sàng chấp nhận khi đưa ra một quyết định tàichính, được thể hiện trong các vấn đề kinh tế và xã hội (Grable & cộng sự, 2009). Bên cạnh đó,FRT còn được hiểu là sự sẵn sàng chấp nhận kết quả không chắc chắn khi tham gia vào cácgiao dịch tài chính của một cá nhân(Grable, 2009). Theo Gibson & cộng sự (2013), mức độchấp nhận rủi ro tài chính là mức độ sẵn sàng chấp nhận sự mạo hiểm sự giàu có hiện tại đểtăng trưởng trong tương lai. Grable (2016) đã chỉ ra rằng các yếu tố nhân khẩu học, kinh tế xã hội và dân trí tài chínhquyết định khả năng chấp nhận rủi ro đối với một nhóm sinh viên thuộc một trường đại học lớnở phía Đông Nam nước Mỹ thông qua phân tích phân biệt và phát hiện ra rằng giới tính, kiếnthức tài chính có tác động đáng kể đến khả năng chấp nhận rủi ro tài chính. Trong các tài liệu trước đây về tài chính hành vi, người ta tập trung nhiều vào hành vigiao dịch của các nhà đầu tư bán lẻ, dựa trên tâm lý và hành vi của họ, tuy nhiên vai trò của cácđặc điểm tính cách riêng của nhà đầu tư (Personality traits - PT) thì không được đo lường mộtcách chi tiết (Van Witteloostuijn & Muehlfeld, 2008). Dựa trên lý thuyết tài chính hành vi vàlý thuyết hữu dụng kỳ vọng, quá trình suy nghĩ của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tốtính cách tham gia vào quá trình ra quyết định và đó cũng là một trong những khía cạnh quantrọng để hiểu cách mà một cá nhân ra quyết định. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đánh giá đồng thời tác động của ba nhóm nhân tố baogồm: (1) Nhân khẩu học, (2) Đặc điểm tính cách, (3) Dân trí tài chính đến mức độ chấp nhậnrủi ro tài chính của một nhóm đối tượng, đặc biệt là với người trẻ bởi lực ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chấp nhận rủi ro tài chính Dân trí tài chính Nhân khẩu học Xây dựng dự án giáo dục Xây dựng thị trường đầuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Ảnh hưởng của dân trí tài chính đến quản lý chi tiêu của sinh viên Việt Nam
17 trang 39 1 0 -
Luận văn: Phối cảnh khách sạn Grand
106 trang 32 0 0 -
Định nghĩa các chỉ báo phát triển
10 trang 22 0 0 -
Báo cáo Quốc gia về thanh niên Việt Nam
88 trang 21 0 0 -
68 trang 20 0 0
-
Tác động của dân trí tài chính đến quản lý chi tiêu của sinh viên Việt Nam
10 trang 18 0 0 -
Nhân tố tác động đến trợ cấp người cao tuổi theo giới tính
11 trang 18 0 0 -
Xác định / Chọn Thị trường nước ngoài
36 trang 18 0 0 -
Nâng cao dân trí tài chính góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam
6 trang 18 0 0 -
Kinh tế thế giới 2020 và triển vọng: Phần 2
74 trang 18 0 0