Danh mục

Mức lọc cầu thận (GFR)

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 87.38 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có nhiều bạn học vòng 1 thắc mắc bản chất của mức lọc cầu thận, tiện đây mình post bài này luôn. GFR : Viết tắt của " Glomerular Filtration Rate " Bạn cần phân biệt thuật ngữ "nước tiểu đầu" và "nước tiểu" trước khi đọc dưới đây. Muốn đo GFR người ta phải chọn ra một chất thỏa mãn những tiêu chuẩn sau: - Lọc hoàn toàn qua tiểu cầu thận, điều này nghĩa là nồng độ của nó trong nước tiểu đầu bằng nồng độ của nó trong huyết tương. Ở đây bạn nên chú ý...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mức lọc cầu thận (GFR) Mức lọc cầu thận (GFR)Có nhiều bạn học vòng 1 thắc mắc bản chất của mức lọc cầu thận, tiện đây mìnhpost bài này luôn.GFR : Viết tắt của Glomerular Filtration Rate Bạn cần phân biệt thuật ngữ nước tiểu đầu và nước tiểu trước khi đọc dướiđây.Muốn đo GFR người ta phải chọn ra một chất thỏa mãn những tiêu chuẩn sau:- Lọc hoàn toàn qua tiểu cầu thận, điều này nghĩa là nồng độ của nó trong nướctiểu đầu bằng nồng độ của nó trong huyết tương. Ở đây bạn nên chú ý : nước tiểuđầu thành phần các chất tương tự huyết tương, trừ protein có PTL>69000 D (dokhông qua được màng lọc cầu thận), do vậy l ượng huyết tương được lọc = lượngnước tiểu đầu (tính về thể tích).- Không được tái hấp thu và bài tiết bởi ống thận.- Không chuyển hóa trong cơ thể : vì nếu vậy lượng hóa chất đưa vào máu sẽ bịhao hụt khi thải qua nước tiểu.- Không dự trữ trong cơ thể.- Không gắn với protein : sẽ không qua được màng lọc cầu thận.- Không độc với cơ thể và có khả năng định lượng dễ dàng trong máu và nướctiểu.Xét các tiêu chuẩn trên, Inulin là chất thích hợp nhất. Người ta thấy rằng nếu chứcnăng cầu thận tốt, một chất khi đi qua thận một lần là đã bị loại bỏ ngay, do đónồng độ của nó trong nước tiểu đầu bằng nồng độ của nó trong huyết tương, và khinước tiểu đầu đi qua ống thận, do không bị hấp thu và bài tiết bởi ống thận nên dùnồng độ của chất này có tăng tương đối ( do ống thận hấp thu nước ) nhưng tổnglượng chất đó trong nươc tiểu vẫn không đổi so với trong nước tiểu đầu.Gọi U là nồng độ của chất này trong nước tiểu.V là lượng nước tiểu được tạo ra trong một đơn vị thời gian. (phút, giây...)--> U x V = const.Gọi P là nồng độ của chất này trong huyết tươngX là lượng nước tiểu đầu tạo ra trong một đơn vị thời gian (bằng với lượng huyếttương được lọc qua cầu thận trong một đơn vị thời gian)Hẳn bạn còn nhớ công thức hóa học đơn giản khi ta học lớp 9 về nguyên lý phaloãng và cô đặc dung dịch chứ, nó thể hiện qua công thức sau :C1 x V1 = C2 x V2Trong đó C, V lần lượt là nồng độ và thể tích của dung dịch ta đang pha loãnghoặc cô đặc.Ở đây, tính mức lọc cầu thận, người ta biến tướng công thức lớp 9 ngày nào choloằng ngoằng thêm mà thôi.Áp dụng : Với chức năng cầu thận bình thường thìX x P = U x V = constNếu cầu thận bị tổn thương, giảm chức năng lọc, rõ ràng chất được lọc qua (inulin)sẽ giảm đi trong nước tiểu về lượng so với bình thường, như vậyX x P = U x V < bình thườngVới P ổn định, không đổi --> X < bình thường. Người ta gọi là giảm mức lọc cầuthận.Và ngược lại...Tạm dừng ở đây, xin mời mọi người cho ý kiến.

Tài liệu được xem nhiều: