Danh mục

Mục tiêu của việc dạy học ngữ văn trong thời đại mới

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 527.48 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỗi thời, có một mục tiêu dạy học khác nhau. Ngày nay, Việt Nam đã tiến nhanh sang thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng tư duy dạy học Ngữ văn theo kiểu cũ vẫn thịnh hành. Bài viết nêu khái quát các quan niệm dạy Ngữ văn ở Việt Nam và thế giới, xưa và nay. Từ đó, đề xuất một hướng đi mới, thích hợp với xu hướng tiến bộ của thế giới và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mục tiêu của việc dạy học ngữ văn trong thời đại mới Khoa Xã hội, Trường MỤC TIÊU CỦA Đại học Sài Gòn VIỆC DẠY HỌC Điện thoại: 0914433211 NGỮ VĂN TRONG THỜI ĐẠI MỚI Email: ngochien2@gmail.com TS. PHẠM NGỌC HIỀN TÓM TẮT Mỗi thời, có một mục tiêu dạy học khác nhau. Ngày nay, Việt Nam đã tiếnnhanh sang thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng tư duy dạy học Ngữ văn theokiểu cũ vẫn thịnh hành. Bài viết nêu khái quát các quan niệm dạy Ngữ văn ở Việt Namvà thế giới, xưa và nay. Từ đó, đề xuất một hướng đi mới, thích hợp với xu hướng tiếnbộ của thế giới và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: mục tiêu, dạy Ngữ Văn, hướng đi mới ABSTRACT Objectives of Teaching Philology in the New Era In each era, there are different learning goals. Nowadays, Vietnam has emergedin the era of industrialization and modernization; however, thinking of teachingPhilology in old-fashion style is still in vogue. This paper will provide an overview ofthe concept of teaching Philology in Vietnam and over the world, in past and at present.Consequently, this paper will propose a new approach, which is compatible withprogressive trends of the world and practices in Vietnam nowadays. Key words: objectives, teaching Philology, new approach Bộ môn Ngữ văn có vai trò quan trọng hàng đầu trong chương trình đào tạo xưanay. Tuy nhiên, mục tiêu dạy học bộ môn này không giống nhau ở các quốc gia và mỗithời đại. Xác định đúng đắn mục tiêu dạy học Ngữ văn của Việt Nam trong thế kỷ XXIlà rất quan trọng. Nó giúp cho các nhà giáo dục tháo gỡ được những khó khăn trướcmắt, nhất là vấn đề học sinh không hứng thú học Văn. Và giúp bộ môn Ngữ văn bướckịp thời đại, hòa nhập vào công cuộc hiện đại hóa đất nước.1. Điểm qua những mục tiêu dạy học Ngữ văn trong lịch sử giáo dục 267 Trước khi xác định những mục tiêu đào tạo trước mắt, ta hãy tham khảo bứctranh dạy học Văn trong quá khứ. Thời trung đại, môn Văn chiếm vị trí số một, nếukhông muốn nói là độc tôn trong nhà trường phong kiến Việt Nam. Người ta đi học,trước hết là để biết viết, biết đọc rồi nghiền ngẫm các kinh sách cổ điển (Tứ thư, Ngũkinh…) để học đạo lý làm người, học phép tắc viết văn, làm thơ… Nói cách khác, dạyVăn là để dạy đạo đức và năng lực thưởng thức cái hay, cái đẹp của văn chương. Các đềthi thường yêu cầu thí sinh viết một bài luận bàn về triết lý đạo đức của cổ nhân hoặcphân tích cái hay của một áng cổ thi. Người giỏi văn chương có nhiều cơ may thi đậucác kỳ thi rồi ra làm quan. Không làm quan thì làm thầy hoặc nếu không làm thầy thì vềnhà ngâm nga thơ phú cũng xem như đạt được mục đích học tập của đời người. Nói tómlại, thời xưa học Văn chỉ để biết chứ không phải để làm việc nên ít mang tính thiết thực. Suốt thời cổ trung đại, trong khi giáo dục phương Đông lẩn quẩn trong cái thápngà văn chương thì giáo dục phương Tây đã tính đến những mục tiêu thực dụng. Từthời cổ đại, trường học Hy Lạp không chỉ có môn Ngôn ngữ và Văn chương mà còn cómôn Toán học và Võ thuật… Học sinh châu Âu thời trung đại được học bộ môn Tu từhọc để rèn luyện kỹ năng viết lời hay ý đẹp sao cho đạt hiệu quả giao tiếp. Ngoài ra, còncó bộ môn Hùng biện chuyên dạy kỹ năng thuyết phục và giao tiếp trước công chúng.Trong nhà trường Pháp, môn Văn chương có chức năng rèn luyện năng lực nghe, nói,đọc, viết, sau đó là khả năng cảm thụ nghệ thuật và giáo dục nhân sinh quan cho họcsinh. Từ đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã được tiếp thu quan điểm dạy học Văn này quasách giáo khoa Văn chương Pháp. Sau 1945, Việt Nam chuyển sang học tập mô hìnhLiên Xô và coi trọng mục tiêu đào tạo con người mới XHCN, môn Văn giữ một vai tròrất quan trọng. Ở miền Bắc sau 1954, Đảng xem văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, văn nghệsĩ cũng đồng thời là chiến sĩ. Tác phẩm nghệ thuật phải có chức năng tuyên truyền cáchmạng nên việc dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường cũng không nằm ngoàinhiệm vụ đó. Việc dạy học văn học cổ điển cũng hướng tới các mục tiêu chính trị,những tác phẩm mang cảm hứng yêu nước chống ngoại xâm được chú trọng. Ngay cảtác phẩm mang cảm hứng thế sự như Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, Chí Phèo, Tắtđèn… cũng được học với tinh thần phê phán chế độ phong kiến, thực dân để cho thấy sựưu việt của chế độ mới. Những bài nghị luận văn học thời ấy thường rất gần gũi vớinhững bài chính trị và lịch sử. Cũng trong giai đoạn 1955 – 1975, ở miền Nam, mụcđích dạy học Văn không đặt nặng việc tuyên truyền chính trị. Sách giá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: