Ngôi nhà nằm bên cái hồ lớn cách trung tâm thành phố chưa đầy chục cây số. Mùa này gió nhiều nên mặt hồ đôi khi nổi sóng khá cao, nhất là buổi xế chiều. Tuy nhiên, do bị chắn bởi doi đất nhô ra hình cánh cung, vùng nước trước nhà luôn phẳng lặng, chỗ sát bờ thường có váng phủ, nhện và những loài côn trùng khác vẫn nô dỡn đuổi nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mùi trăng Mùi trăngNgôi nhà nằm bên cái hồ lớn cách trung tâm thành phố chưa đầy chục cây số. Mùanày gió nhiều nên mặt hồ đôi khi nổi sóng khá cao, nhất là buổi xế chiều. Tuynhiên, do bị chắn bởi doi đất nhô ra hình cánh cung, vùng nước trước nhà luônphẳng lặng, chỗ sát bờ thường có váng phủ, nhện và những loài côn trùng khác vẫnnô dỡn đuổi nhau.Đó là ngôi nhà mới xây một tầng, lợp ngói, bề ngoài mang rõ nét kiến trúc dân tộcnhưng bên trong trang bị hiện đại theo kiểu phương tây. Dân giàu thành phố mấynăm gần đây có mốt xây kiểu nhà này, thường để nghỉ cuối tuần, hoặc dành cho bốmẹ già. Hầu hết họ có nhà ở thành phố, nhà nhiều tầng làm nơi kinh doanh.Nó ở vị trí đặc biệt, thuộc loại tốt nhất. Buổi sáng từ hiên phía đông nhìn ra, nếukhông có sương mù, có thể ngắm mặt trời nhô lên khỏi vệt mờ xanh làng hoa NhậtTân, đến khi chói mắt mới thôi. Thường việc này kéo dài nửa giờ. Buổi chiềuchuyển sang hiên phía tây thì tha hồ ngồi suốt buổi nhìn mặt trời lặn cho tới lúc nóbiến thành chiếc mâm màu hồng khổng lồ treo lơ lửng bên mép tòa nhà khách sạnSheraton mấy chục tầng phía bên kia hồ. Nếu không muốn bị công trình bê tôngkính ấy che khuất, người ngắm chỉ việc nhích ghế sang bên.Chủ nhà ngày nào cũng làm cái việc ngắm mặt trời ấy. Cả buổi sáng lẫn buổichiều. Cả những hôm trời mù hoặc mưa không có mặt trời để ngắm.Thường khi mặt trời lặn, ông thấy buồn, cái buồn mơ hồ, nhẹ nhàng mà day dứt.Buồn như hôm kia bất chợt thấy đàn sếu bay qua giữa bầu trời trong xanh, lòngông nhẹ tênh muốn bay lên theo mà không bay được.Cũng thường vào giờ ấy chuông chùa làng bên bắt đầu đổ. Những tiếng chuôngthong thả nghe đùng đục, ngân dài rồi tắt dần trong ánh chiều tĩnh mịch. Khônghiểu sao ông luôn hình dung chúng như những chiếc lá bưởi úa vàng sau nhà đangrơi lặng lẽ, rơi nghiêng như trong một bài thơ người ta đã viết. Có lá bay cả vàomái hiên mà dù rất muốn, người hầu gái không dám quét nhặt vì biết tính chủ thíchđể thế.Thỉnh thoảng ông chống gậy đi sang chùa ấy. Ở đó ông quen biết một bà sư đãmấy chục năm nay, từ lúc bà còn là cô gái trẻ không hiểu cớ gì cắt tóc vào đây.Bây giờ lần nào nhìn bà thong thả đưa những nhát chổi dài quét lá rụng trên sânchùa, ông cũng thầm thở dài thử hình dung nếu đầu bà nếu không cạo trọ thì tóc đãbạc đến mức nào.Phía trước, nơi ông ngồi bất động, có tiếng cá quẫy mạnh. Người ta nuôi cá ở hồnày, loại cá mè lúc thu hoạch có thể nặng tới hai ba cân. Không nhìn nhưng nghetiếng quẫy, ông thấy chúng phơi bụng trắng lóa dưới ánh mặt trời, dù mặt trời đãlặn từ lâu.Ông chợt nhớ và lại buồn, vì cây đào rừng một ông bạn già cất công mang từ SơnLa về năm ngoái trồng sau vườn mãi đến giờ vẫn chưa cho nụ nào. Loại đào nàychóng lớn, thân cao, lá xum xuê nhưng ít hoa, lúc nở có màu trắng phớt hồng,không đỏ như giống đào Nhật Tân. Lần ấy ông bạn còn cho thêm một khóm trúc,cũng từ Sơn La, nhưng ông đã chặt bỏ tháng trước vì thân chúng quá mập chứkhông mảnh khảnh theo kiểu “trúc sấu lão công khanh” của Trần Nguyên Đán.Chắc vì đất ở đây quá màu mỡ.Hôm nay là chủ nhật. Cô con dâu út từ thành phố về đây từ sáng. Nó đang ngồitrên chiếc ghế xếp trong vườn, tay cầm cuốn sách, và cũng ngắm mặt trời lặn nhưông. Nó có chửa sắp sinh. Có lẽ nó đang đọc ca dao hoặc những bài hát ru để saunày sinh con còn biết ru. Lúc này nó ngả người trên ghế, hai tay nhẹ nhàng đặt lênchiếc bụng chửa to tròn như đang nâng giữ cả trái đất. Ông có cảm giác như khôngphải mặt trời vừa khuất sau tòa nhà khách sạn sáng loáng của người nước ngoài,mà đã chui tọt vào bụng con dâu mình.Nó sắp sinh. Vậy là ông sắp có thêm đứa cháu nữa. Còn cây đào Sơn La thì mãikhông chịu ra nụ. Mai ông thử cắt bớt lá xem sao. Có cách nào làm cho đất cằn cỗichút ít thì càng tốt. Lạ thật, có nhiều loài, như cây hoa giấy hay bằng lăng chẳnghạn, trồng ở nơi khô hạn, sỏi đá thì hoa nhiều và đẹp, còn không thì chẳng tích sựgì. Người cũng vậy.Từ phòng khách vẳng ra những tiếng đàn pianô rời rạc. Có lẽ cháu ông đi ngangngứa tay gõ mấy nốt. Nó là con thằng cả, người xây cho vợ chồng ông ngôi nhànày. Nhà nó ở thành phố có cây đàn lớn mới tinh chiếm cả một phòng, giá nhữngmấy chục nghìn đô-la. Chiếc đàn nhà ông cũng mới, mua cho đẹp phòng khách, vàcũng để phòng lúc con bé hứng lên chơi vài bài. Nhưng nó lên đây chỉ thích chơitrò điện tử.Cũng có thể mấy tiếng nhạc ấy là trò chơi của con mèo con tinh nghịch. Một lầnngẫu nhiên dẫm lên phím đàn thấy phát ra những âm thanh lạ tai, nó thích rồi dầnthành quen, bây giờ thì hầu như ngày nào nó cũng nhảy lên đàn, đi lại trên dãyphím đen trắng vài lần. Nếu ghi lại được cũng thành bản nhạc theo trường pháihiện đại, kiểu cho chó dẫm lên sơn rồi bước lên toan vẽ của họa sĩ. Ban ngày chẳngsao, nhưng ban đêm lắm lúc cũng khó chịu.Nhiều hôm đang ngủ, ông chợt nghe có tiếng nốt đàn ngân rất khẽ, những nốt cao.Chắc chắn không phải do con mèo. Vậy do gì? Ông không biết. Và trong giấc ngủchập chờn, ông lười biếng nghĩ có thể do ánh trăng hay một cánh hoa bay vào rơilên nốt nhạc.Trời tối hẳn. Cô con dâu đã bê mặt trời vào nhà. Đứa cháu chán trò điện tử đangbật nhạc rất to. Còn ông thì vẫn ngồi yên bất động, mắt đăm đăm hướng về phíatrước. Trăng chưa mọc. Sao cũng không có. Chỉ có những ô cửa sổ rực sáng củatòa nhà khách sạn. Ông nhìn chúng một cách hằn học.2Bữa ăn diễn ra khá ồn ào. Ông không thích nhưng chẳng nói gì. Cả nhà ngồi bênchiếc bàn lớn gỗ gụ hình bầu dục trải khăn ăn trắng toát, bên trên có lớp kính dày.Ông ngồi ở chỗ thường ngày, đầu bàn. Vợ ông phía đối diện. Bình thường cô gáigiúp việc cùng ngồi ăn chung. Đó là một cô bé khá xinh xẻo, da trắng, mặt tráixoan, bỏ việc văn phòng ở một cơ quan nhà nước xin đến đây làm ô-sin vì tiềncông cao bằng lương trước đây, ăn ngon và hầu như chẳng phải làm gì. Nhữnghôm có khách cô ăn sau một mình.Vợ chồng anh cả ngồi một bên. Con gái họ và cô dâu út ngồi bên kia. Chồng cô gọiđiện bảo bận không đến được. Còn hai chi ...