Mưa lắc rắc, trời chuyển tối mịt. Mới tám giờ mà tưởng đã gần nửa đêm. Tôi tranh thủ ghé cây xăng. Cái lạnh của mưa lâm râm làm cho đêm như nặng hơn. Hình như mọi người không ai muốn ra đường. Tôi cũng mong mau tới nhà. Cái nôn nóng đó làm tôi bỏ qua bàn tay vẫy của một người phụ nữ. Gương mặt đen đúa và cặp mắt đỏ này tôi từng gặp trên chuyến xe từ Sài Gòn về mấy năm trước. Chị tên Hua, nhà ở dưới xóm tôi một đỗi. Nhớ ra, tôi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mười bảy cây số đường ma Mười bảy cây số đường maMưa lắc rắc, trời chuyển tối mịt. Mới tám giờ mà tưởng đã gần nửa đêm. Tôi tranhthủ ghé cây xăng. Cái lạnh của mưa lâm râm làm cho đêm như nặng hơn.Hình như mọi người không ai muốn ra đường. Tôi cũng mong mau tới nhà. Cáinôn nóng đó làm tôi bỏ qua bàn tay vẫy của một người phụ nữ. Gương mặt đen đúavà cặp mắt đỏ này tôi từng gặp trên chuyến xe từ Sài Gòn về mấy năm trước. Chịtên Hua, nhà ở dưới xóm tôi một đỗi. Nhớ ra, tôi cho xe quay lại.Tôi và chị từng ngồi cùng một băng ghế trong một chuyến xe. Hôm đó mặt chị háohức nhưng nét lo âu hằn rõ làm chị như trần ai hơn giữa lộn xộn hành khách. Vừayên chỗ, chị kéo bọc bánh mì đồ sộ ra vuốt ve. “Coi tôi mua đúng loại bánh mìBình Chánh nè. Thơm lắm. Nhai ngọt miệng. Mấy lần trước không biết mua nhằmbánh gì mà lạt xèo, ăn mắc tức thêm. Đúng là bị gạt rồi mới có kinh nghiệm héchú”.Tôi chỉ lấy mắt nhìn. Thấy tội nghiệp. Chắc chị hình dung cảnh bầy con đang ômmấy ổ bánh mì gần bằng tụi nó nhai ngon lành. Con tôi không thích bánh mì. Nónói như bò nhai rơm. Không bận tâm thái độ của tôi, chị ôm bọc bánh thở dài.“Thằng Út bữa nay không biết có nhận ra mẹ không. Con nít mau quên gì đâu”.“Nó nhiêu tuổi?”. “Mười chín tháng!”.Tôi không trả lời nhưng thầm gật đầu. “Mấy tháng trước lúc tôi mới đi làm, con chịnó gọi điện nói nó khóc hoài, không chịu ngủ. Tôi nán làm thêm có mấy bữa chotới có lương mới về. Vậy mà về nó đã nhìn tôi như người lạ. Mấy tiếng đồng hồsau mới quen lại. Khi nó vừa quen, tôi lại đi rồi”. Chị thở dài một hơi run run. Ynhư là mình chơi ác với con. “Người lớn hay ỷ mình lớn hé chú? Nói bỏ đi là bỏđi. Tụi nhỏ dù muốn hay không cũng phải chịu”. Tôi nói góp: “Người lớn mà cònphải chịu nữa, nói gì tụi nhỏ, chị! Hoàn cảnh mà”.Làm nghề dạy học, tôi sẩu mình với cảnh này. Lớp chỉ có hơn mười em mà đầu óccứ để đâu đâu. Những cặp mắt nhìn có vẻ bình thường nhưng bên trong nó đã hụtđi một góc nào đó. Cha mẹ cách chúng gần ba trăm cây số. Mỗi năm chúng đượcgặp họ hai lần. Đó là tết và hè. Cái nhớ dai dẳng làm lớp học chật chội hơn. Nó đãquá hẹp hòi so với lứa tuổi cần một không gian vô tận để tung hoành.Lớp học chỉ bó chân chúng được vài ba năm nữa. Sức vóc có một chút, tụi nó đãmượn giấy chứng minh của anh chị trong xóm phôtô kèm hồ sơ lên Sài Gòn kiếmviệc làm. Rồi chúng gặp nhau, đẻ những đứa con, gởi về quê và tụi nhỏ lại đem nỗinhớ vào lớp học...Vị khách chung băng ghế tôi đây cũng vậy. Gởi ba đứa con ở nhà để đi BìnhDương. Rồi đang ngồi may tự nhiên làm công tác đo đạc bằng tưởng tượng. Thấysao mà xa quá. Ví dụ có giặc giã, ví dụ con đi lạc, ví dụ hỏa hoạn... Một ngàn lẻmột cái ví dụ sắp hàng có dò có dọc trong đầu người mẹ. Người mẹ thấy tay chânmình bủn rủn. Ví dụ một trong những cái rủi đó tới thiệt, mình có hay biết gì đâu.Hay cũng có về kịp đâu... Vậy là bỏ hết mọi thứ để về với bầy con. Gặp mặt chútxíu cũng được. Làm như là nhìn một cái rồi thì những xui rủi nó sợ, nó không dámghé.Chạng vạng nay nhìn thấy chị, tôi lại nghĩ chị vừa “ví dụ” ra sự cố gì nên lại tranhthủ về qua. Vừa tấp xe vào lề, tôi hỏi ngay: “Chị vẫn đi làm xa hả? Lại nhớ tụi nhỏà? Mà sao chị về trễ vậy, về giờ này đón xe trần ai lắm?”. “Dà, khó đón xe”. “Màchị đi về bằng xe gì lại có cái nón này? Nó đâu phải nón bảo hiểm?”. Chị làu bàukhó hiểu: “Ừ, má nó!”. Tôi nhíu chân mày nhìn chị. Chị lảng nhìn hướng khác rồilập cập leo lên xe tôi. “Chú chạy mau mau nghe!”.Mưa dường như nặng hơn. Tôi cũng muốn chạy nhanh nhưng đường áo một lớpnước. Đang vụ gặt, xe cải tiến chở lúa nếp từ ruộng lên, để lại mặt đường đầy dấubùn. Chỉ cần rà thắng nhẹ là xe sề bánh. Đành chạy từ từ.“Sao chú bò vậy?”. “Đường trơn, ẩu tả té một cái hết về. Muốn nhanh thì phải từtừ”. “Ừ, vậy thôi chậm chậm đi...”. Tôi vẫn thả vòng quay bánh xe đều đều, từ tốn.Chị lại quýnh quáng hét bên tai tôi. “Đã biểu chậm mà!”. Tôi hét lại: “Rốt cuộc chịmuốn gì?”. “Thì muốn tới nhà!”. “Vậy chị ngồi im”. “Ừ, ngồi im, chạy từ từ nghechú. Đó đó, vậy là nhanh. Tới cái cua kìa, sát bên này nè. Chú chạy vậy là ẩu, ẩulắm, phải né sát bên này nè. Rủi có xe ngược chiều. Tôi mà bị té xe ở đây mấy nhỏkhóc chắc chết. Tội nghiệp lắm”. “Hay chị cầm tay lái đi?”. “Sao được. Tôi đâubiết chạy xe!”.Thật hết chịu nổi. Tôi còn muốn nổi quạu thêm chút nữa. Nhưng tôi dịu xuốngmau. Nhớ lại cảnh hồi đó chị vừa rớm nước mắt vừa buộc tới buộc lui mấy ổ bánhmì Bình Chánh mà thấy tội.Giọng chị bắt đầu đều đều như độc thoại sau lưng tôi. Thấy con người ta tràn trạccon mình đi ngang là tay chân buông xụi, cầm cái gì cũng muốn bỏ hết. Nhớ cái lỗmũi thò lò, nó lấy tay quẹt ngang quằn quện như ông kẹ. Nhớ cái sào phơi mấy cáiquần cái áo cũ mèm, thâm kim của con... Chồng cằn nhằn. Nhà nghèo muốn chết,làm không lo làm đặng còn nuôi con, bày đặt vìa hoài.Chị thấy chồng nói phải. Nhưng mà biểu hoài nó không đi, ý chị nói cái nhớ con,biết làm sao! Kiếm sống đủ đường rồi. Hồi lúc mới sa ...