Thông tin tài liệu:
Sự hội họp và gặp gỡ Một tác phẩm có thể sở hữu chức năng như một công cụ tạo quan hệ mà ở đó sẽ tồn tại một cấp độ ngẫu nhiên nào đó. Nó có thể là một cỗ máy nhằm mục đích tạo ra và điều phối các sự gặp gỡ giữa cá nhân và tập thể. Ở đây, tôi xin trích một vài ví dụ về các thực hành nghệ thuật theo mô hình nói trên từng diễn ra trong hai thập kỷ gần đây. Ta có thể nhắc tới loạt ảnh Casual-Passer-by (Những khách...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mỹ học vị quan hệ (phần 2) Mỹ học vị quan hệ (phần 2) Sự hội họp và gặp gỡ Một tác phẩm có thể sở hữu chức năng như một công cụ tạo quan hệmà ở đó sẽ tồn tại một cấp độ ngẫu nhiên nào đó. Nó có thể là một cỗmáy nhằm mục đích tạo ra và điều phối các sự gặp gỡ giữa cá nhân vàtập thể. Ở đây, tôi xin trích một vài ví dụ về các thực hành nghệ thuậttheo mô hình nói trên từng diễn ra trong hai thập kỷ gần đây. Ta có thểnhắc tới loạt ảnh Casual-Passer-by (Những khách bộ hành không có gì đặc biệt) của Braco Dimitrijevic, mà ở đó nghệ sỹ tìm cách tôn vinhquá mức những cái tên và gương mặt của các khách bộ hành vô danhtrên các tấm poster theo kích cỡ lớn theo kiểu quảng cáo, hay trên các bức tượng bán thân theo kiểu tượng của người nổi tiếng.Casual-Passer-by (Những khách bộ hành không có gì đặc biệt), BracoDimitrijevicVào thập kỷ 70, Stephen Willats đã bỏ rất nhiều công sức để lập đồ bảncác mối quan hệ của các cư dân trong một khu chung cư. Và rất nhiềutrong số tác phẩm của Sophie Calle bao gồm các nghiên cứu của cô vềnhững cuộc gặp gỡ giữa cô với những con người xa lạ: cô đi theonhững khách bộ hành tình cờ cô gặp, lục lọi các phòng khách sạn saukhi xin việc làm như một người hầu phòng tại đó, hỏi những người mùvề định nghĩa vẻ đẹp của họ, và rồi, sau đó, lập ra công thức cho cácthử nghiệm mang mầu sắc tiểu sử đã dẫn cô tới việc “cộng tác” vớinhững con người mà cô gặp tình cờ.Đồ bản các mối quan hệ của Stephen WillatsĐồ vật của các khách bộ hành không quen biết, mà Sophia Calle theodõi, và chụp lại trong các khách sạn mà cô xin vào làm hầu phòngTa cũng có thể nhắc tới loạt tác phẩm Tôi đã gặp (I met) của OnKawara [ On Kawar là một nghệ sỹ Mỹ gốc Nhật Bản. Dự án Tôi đãgặp bắt đầu vào ngày 10. 5.1968 và kết thúc vào ngày 17. 9. 1979. Mỗitập sách trong loạt tác phẩm này bao gồm một năm – trừ năm 1968 và1979. Vào mỗi ngày trong từng năm đó, On Kawara đều ghi chú theothời gian tên của người mà ông có trò chuyện. Và như thế, trên mỗitrang là danh sách của những người đó kèm theo dấu chứng nhận ngàyđó. Như vậy, mỗi ngày trong năm đều được xuất hiện. Cả loạt sách củadự án bao gồm 12 cuốn với 4790 trang - ND]“Tôi đã gặp” (I met) của On Kawara“Tôi đã gặp” (I met) của On KawaraNhà hàng do Gordon Matta-Clark mở vào năm 1971 ( Food) [vào năm1971, Matta-Clark cùng Carol Goodden, đồng sáng lập Food tại khuSoHo, New York, là một nhà hàng do các nghệ sỹ điều hành và phụcvụ. Nhà hàng này biến các buổi ăn tối thành các sự kiện kiểu hội họpvới căn bếp tự phục vụ và các gia vị lạ lẫm nhập từ nước ngoài để tônvinh sự nấu nướng. Các hành vi tại nhà hàng Food đã góp phần biếnSoho thành một khu nghệ thuật tại vùng hạ Manhattan. Là địa chỉ đầutiên theo kiểu này tại Soho, Food trở nên rất nổi tiếng với các nghệ sỹvà biến thành một địa điểm tụ họp chung cho các nhóm nghệ sỹ nhưnhóm của Philip Glass và các vũ sử thuộc Grand Union - ND], các buổiăn tối do Danniel Spoeri tổ chức, hay các cửa hàng đầy vui thú doGeorge Brecht và Robert Filliou mở và điều hành. Sự lập thức hóa củacác mối quan hệ có tính hội họp này có nguồn gốc từ thập kỷ 60.Food của Gordon Matta-ClarkThế hệ nghệ sỹ của thập kỷ 80 đã quán chiếu vào cùng một chủ đề,song định nghĩa về nghệ thuật từng là trọng tâm của thập kỷ 60 và 70lại là điều họ không còn quan tâm nữa. Vấn để của họ không còn nằm ởviệc mở rộng ranh giới cho nghệ thuật, mà là trắc nghiệm năng lực củanghệ thuật trong việc kháng cự lại tổng thể lãnh địa xã hội. Bởi lẽ đó,có vẻ như là một tập hợp các thực hành nghệ thuật có vẻ tương tự nhauthuộc hai thời kỳ khác nhau đã tạo nên hai câu hỏi triệt để khác nhau:Vào thập kỷ 60, sự nhấn mạnh được đặt trên các mối quan hệ nội tạicủa thế giới nghệ thuật, nằm trong một nền văn hóa kiểu chủ nghĩa hiệnđại với yếu tính của nó là cổ vũ cho “cái mới”, tức “cái chưa từng có”.Chính sự nhấn mạnh này đã kêu gọi tới sự “sự lật đổ qua ngôn ngữ”(linguistic subversion).Trong khi đó sự nhấn mạnh giờ đây lại được đặt trên các mối quan hệngoại tại trong văn cảnh của một nền văn hóa kiểu pha tạp nơi mà nghệphẩm phải kháng cự lại cái máy xay là “xã hội diễn cảnh” [The Societyof Spectacle [xã hội diễn cảnh], khái niệm do Guy Debord chế ra lầnđầu tiên trong cuốn sách cùng tên của ông. Trong cuốn sách này, GuyDebord định nghĩa xã hội diễn cảnh là xã hội tiêu dùng phương Tây,nơi mọi thứ đều bị hình ảnh hóa, nói khác đi, đều bị biến thành các diễncảnh, nơi mà “…4 – diễn cảnh không phải là một tập hợp của các hìnhảnh; hơn thế, nó là một mối quan hệ xã hội của con người, được trunggiới qua hình ảnh, 5 – diễn cảnh không nên được hiểu hoặc là một sựbóp méo tất định của thế giới hình ảnh, hoặc là một sản phẩm của côngnghệ truyền bá đại chúng các hình ảnh. Tốt nhất là coi nó như mộtweltanschaung [tiếng Đức trong nguyên bản: thế giới quan], tức điềuđược thực hữu hóa, được thông dịch vào lãnh địa vật chất – có nghĩalà một thế giới quan bị chuyển ...