Danh mục

Mỹ Tho xưa trong Nam Kỳ lục tỉnh (1861-1945)

Số trang: 108      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.49 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Mỹ Tho xưa (1861-1945) trong Nam Kỳ lục tỉnh ghi chép lại và phổ biến những sự kiện, những sinh hoạt dân gian, những lề thói lắng đọng trong ký ức của người dân Mỹ Tho Nam kỳ Lục tỉnh, vùng đất phương Nam trong thời điểm lịch sử 1861-1945. Hy vọng Tài liệu này giúp bạn đọc hiểu hơn về Mỹ Tho, về lịch sử con người ở vùng đất này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mỹ Tho xưa trong Nam Kỳ lục tỉnh (1861-1945) MỸ THO XƯA 1861-1945TRONG NAM KỲ LỤC TỈNH Mặc Nhân TVC 1|TrangVÀI HÌNH ẢNH VỀ MỸ THO XƯA 2|TrangKhông ảnh Mỹ Tho Chợ Mỹ Tho Ga xe lửa Một góc chợ 3|Trang Tháp nước Vàm sông Bảo ĐịnhTrường Nguyễn Đình Chiểu Nhà Bảo sanh 4|Trang Chiếc tàu mang tên “Mỹ Tho” Chợ Hàng Bông Bắc Rạch Miễu trước 1960Phụ nữ Mỹ Tho Chợ Mỹ Tho nhìn từ bên kia sông 5|Trang MỸ THO XƯA (1861-1945) TRONG NAM KỲ LỤC TỈNH PHẦN MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU LƯỚT QUA NGUỒN GỐC ĐỊA DANH MỸ THO Sách sử cũng như các nhà viết sử đương đại cũng đã nói nhiều về địa danh Mỹ Tho. Dường như tất cả cũng cùng một ý niệm là Mỹ Tho bắt nguồn từ phương ngữ gốc Khờ me như Mê Sor biến thể thành Mỹ và Tho qua người Việt, có nghĩa là xứ có người con gái da trắng, đẹp. Từ đó Mỹ, vốn dĩ từ chữ Hán là đẹp, nhưng từ Tho không có trongchữ Hán nên có lối viết khác nhau qua chữ Nôm, có hai lối viết, để chỉvùng nước thơm hay cỏ thơm. (trích dẫn từ các sử liệu). Nhưng Mỹ Tho dù nguồn gốc từ đâu, đã là một từ quốc ngữ mộttừ Việt Nam chỉ một địa danh từ gần 4 thế kỷ qua, đã thắm sâu vào tâmhồn chúng ta như một phần của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước,quá đủ cho chúng ta người Việt Nam, nhất là người Mỹ Tho hảnh diệnvới mỹ từ đó rồi. Mỹ Tho trong lịch sử là một vùng đất quan yếu được sớm khaiphá, được một đại trường giang bồi đắp, là một thành phố có tổchức…theo từng trang sử cũ trich dẫn như sau: A.- Theo “Gia Định thành thông chí” 1. Mỹ Tho đồn: Đồn Mỹ Tho tại phía nam trấn, xưa là rừnghoang, hổ báo làm hang ổ…(Tại trấn Nam nhất lý hứa, cựu vi hoanglâm, hổ báo quần huyệt..). 2. Mỹ Tho sông ngòi: Sông Mỹ Tho ở trước mặt trấn, là con sônglớn của trấn, bắt nguồn từ nội địa tỉnh Vân Nam…(Tại trấn tiền, vi bảntrấn đại giang, kỳ nguyên phát ư nội địa Vân Nam tỉnh…). 6|Trang B.- Theo “Đại Nam nhất thống chí” 3. Mỹ Tho phố lớn: chợ, quán: chợ Mỹ Tho tại huyện Kiến Hưng,thường gọi là chợ là phố lớn. Nhà ngói, rui chạm, đình cao, chùa rộng.Sông sâu tàu thuyền, buồm giong qua lại như dệt cửi…(Mỹ Tho thị tạiKiến Hưng huyện, tục danh đại phố thị, ngõa ốc, điêu manh, cao đình,quảng tự. Dương hà thuyền sưu phẩm tường, vãng lai như chức ty…) 4. Mỹ Tho quan thuế: Cửa ải Mỹ Tho ở huyện Kiến Hưng, nămthứ mười sáu Minh Mạng lập ra cửa ải thu thuế. Đến năm thứ ba ThiệuTrị thì bãi bỏ…(Tại Kiến Hưng huyện, Minh Mạng thập lục niên, thiếtquan chinh thuế. Thiệu Trị tam niên đình…) C.- Theo “Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ” (“Histoire de laconquête de la Cochinchine”), Tác giả, người Pháp viết: Sài Gòn là trungtâm quân sự, Mỹ Tho là trung tâm thương mãi. Các ghe tuyền của ngườiNhật người Tàu, người An Nam, nười Xiêm có đáy cạn dễ di chuyển trênsông gần nơi sản xuất gạo, thêm vao truyền thống người dân địa phươngtừ bao thế kỷ, khiến cho Mỹ Tho trở thành trung tâm buôn bán lớn nhấtcủa Nam kỳ, trước khi người Âu đến. … Mỹ Tho là một vùng có nhà cửa rộng lớn, lợp bằng là dừanước theo theo tập quán. Nhưng dọc theo bờ kinh Bưu Điện (Arroyo dela Poste hay kinh Bảo Định) nhà cửa thanh nhã hơn nhiều, mái lợp ngóigiữa những vườn dừa vườn cau, tất cả có vẻ trang nhã, phong lưu, đôikhi giàu có. Có thể so sánh với cảnh phồng hoa đô hi65 của Chợ Quánvà kinh người Tàu ở Sài Gòn….” D.- “Theo Địa phương chí Mỹ Tho 1902” (Monographie de MỹTho 1902), tác giả người Pháp viết: “…Vị trí của Mỹ Tho thật tuyệt diệu. Nó chiếm một vị thế trungchuyển quan trọng vào bậc nhất cho các loại ghe chài to lớn từ miền Tâylên Chợ lớn (Sài Gòn) qua con kinh Bảo Định và con kinh Chợ Gạo. MỹTho lại có con đường sắt đầu tiên của Đông Dương, con đường sắt SàiGon- Mỹ Tho và con đường thủy nối liền Sài Gòn và các tỉnh miền Tâylên tận Pnôm Penh qua bến Tàu Lục Tỉnh Mỹ Tho….” Công lao của tiền nhân. Sự mở mang và phát triển Mỹ Chánh để trở thành một Mỹ Thohiện nay, đã tuần tự một cách nhịp nhàng theo dòng lịch sử, do công laovà trí tuệ của tiền nhân chủ yếu là nhà Nguyễn, từ thời còn là Chúa đếnkhi lập nên triều Nguyễn từ Gia Long trở về sau. Đó là lịch sử. ...

Tài liệu được xem nhiều: