Tôi thật có duyên với mỹ thuật Phú Thọ. Cả hai lần Phú Thọ đăng cai triển lãm mỹ thuật khu vực Tây bắc – Việt bắc tôi đều có mặt. Nhiều lần được mời lên cung cấp thông tin nghệ thuật, được coi như nạp thêm nhiên liệu cho sáng tác, đóng góp ý kiến cho các phác thảo trong các trại sáng tác của mỹ thuật tỉnh nhà, cám ơn Chủ tịch Hội và các họa sĩ đã dành cho tôi một sự ưu ái. Nhờ đó tôi đã thuộc một số tác giả, Về bản mới-sơn khắcTRẦN...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỸ THUẬT 2011 TRÊN QUÊ HƯƠNG ĐẤT TỔ HÙNG VƯƠNG
MỸ THUẬT 2011 TRÊN QUÊ
HƯƠNG ĐẤT TỔ HÙNG
VƯƠNG
Tôi thật có duyên với mỹ thuật Phú Thọ.
Cả hai lần Phú Thọ đăng cai triển lãm mỹ
thuật khu vực Tây bắc – Việt bắc tôi đều
có mặt. Nhiều lần được mời lên cung cấp
thông tin nghệ thuật, được coi như nạp
thêm nhiên liệu cho sáng tác, đóng góp ý
kiến cho các phác thảo trong các trại sáng
tác của mỹ thuật tỉnh nhà, cám ơn Chủ tịch
Hội và các họa sĩ đã dành cho tôi một sự
ưu ái. Nhờ đó tôi đã thuộc một số tác giả,
tác phẩm.
Về bản mới-sơn khắc-
TRẦN THỊ LỆ THÙY
Đất Tổ Hùng Vương với biết bao huyền
thoại, giai thoại đã đi vào lịch sử của một
dân tộc con rồng cháu tiên. Phú Thọ với con người và cảnh vật quê
hương rừng cọ đồi chè thơ mộng... tất cả, tất cả đã đi vào văn thơ nhạc
họa... nhất là các thế hệ tác giả hội viên của Hội văn học nghệ thuật Phú
Thọ đã và đang viết tiếp những trang sử nghệ thuật Phú Thọ.
Sự ưu ái của lịch sử đã và đang là một áp lực lớn cho các thế hệ văn
nghệ sĩ Phú Thọ hôm nay.
Trong kháng chiến chiến tranh chống Pháp, Phú Thọ là “cái nôi” của
văn hóa văn nghệ: Đại hội văn nghệ toàn quốc, Đại hội văn hóa toàn
quốc đều diễn ra trên đất tổ Hùng Vương. Phú Thọ còn hai địa danh đi
vào lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam:
- Tháng 8/1950 tại xã Nghĩa Quân, Đoan Hùng, Phú Thọ đã tuyển sinh
đợt II của Trường Mỹ thuật Kháng chiến do danh họa Tô Ngọc Vân
làm Hiệu trưởng. Cái nôi đào tạo cán bộ mỹ thuật đầu tiên dưới chính
quyền cách mạng.
- Tranh sơn mài Việt Nam trở thành Quốc họa của dân tộc không thể
không nói tới xưởng họa Xuân áng Phú Thọ do danh họa Tô Ngọc Vân
phụ trách trên quê hương của cây sơn Phú Thọ nổi tiếng và công trình
nghiên cứu tranh sơn mài của Tô Ngọc Vân được coi như một dự báo
tài tình về nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Trong tham luận tranh sơn
mài có được đọc tại Đại hội văn hóa năm 1948 tại Phú Thọ. Ông viết:
danh từ sơn mài (lacquer) là một danh từ mới đặt trong mươi năm nay
để chỉ một kỹ thuật trước đây gọi là sơn ta. Nhưng đã biến đổi hẳn do
nghệ thuật mài sơn trở thành tên gọi tranh sơn mài. “dư luận châu Âu
thắc mắc hội họa nên hướng về đâu? chúng tôi đáp? hướng về Việt
Nam hội họa thế giới theo ý chúng tôi sẽ thấy được cách cải sinh cho
mình trong sơn mài”, “Sơn mài có sắc phẩm, có chất phẩm đủ năng lực
để làm tan biến các mâu thuẫn giữa hình – sắc – chất, một mâu thuẫn
đã có từ non thế kỷ nay”. Có thể nói cây sơn Phú Thọ và công trình
nghiên cứu tranh sơn mài của họa sĩ Tô Ngọc Vân năm 1948 được coi
như một quan niệm làm biến đổi lớn về chất nghệ thuật sơn mài Việt
Nam. Đã đến lúc chúng ta cần xác định ranh giới giữa tranh sơn mài và
tranh sơn. Tranh sơn mài với kỹ thuật mài đã trở thành tên gọi tranh
sơn mài theo tiêu chí phẳng – bóng – trong và độ sâu thăm thẳm của
màu. Còn tranh sơn có thể là vẽ trên vóc, trên toan... có thể gắn, đắp,
phủ như kỹ thuật sơn ta, có thể mài hoặc không mài. Trong một cuộc
hội thảo tôi còn gọi đó là một thể loại Painture Phú Thọ tổng hơp khác
về chất so với tranh sơn mài.
Đến với trại sáng tác mỹ thuật Phú Thọ 2011 được trực tiếp xem các
tác phẩm chuẩn bị tham dự triển lãm mỹ thuật khu vực Tây Bắc, Việt
Bắc, tôi và họa sĩ Lý Trực Sơn đã trực tiếp trao đổi thẳng thắn và cởi
mở với 30 tác giả trong đó có 22 tranh sơn dầu, 3 tranh sơn khắc, 2
tranh sơn mài, 2 tranh lụa và 2 tượng đá. Nhìn chung các tác giả đã ý
thức được trách nhiệm một khi vẽ về con người và cảnh vật quê hương
“đem chuông đi đánh nước người” chân thực trong cảm xúc, cụ thể về
nội dung, giản dị và dễ hiểu về hình thức. Nằm trong dòng chảy nghệ
thuật chung từ hiện thực đến phi hiện thực, có khả năng đối thoại rộng
rãi. Trong 22 tác phẩm sơn dầu Nhớ rừng, Ký ức vùng cao của Đỗ
Ngọc Dũng, thuộc kênh tạo hình của chủ nghĩa hiện đại. Biết sử dụng
các yếu tố tạo hình: Hiện thực, Tả thực, Siêu thực, Lập thể, Biểu hiện...
để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Sau cơn bão của Nguyễn Văn Lợi,
hình tượng nghệ thuật nổi trội hai yếu tố tạo hình: “ẩn và hiện” bổ xung
cho nhau, khắc họa được ý tưởng nghệ thuật. Làm vụ đông của Phạm
Văn Kiệm, Hiểm họa của Trần Minh Chuyên, Hoa núi của Đặng Việt
Linh, Quan họ ngày xưa của Nguyễn Văn Thắng; Xuân về của Nguyễn
Quang Hưng, Đi chợ của Đỗ Văn Chung, Ngày chủ nhật của Đặng
Phương Thảo, Dưới ánh trăng của Nguyễn Thị Khiêm, Thánh chiến ở
Bẽc lan - của Nguyễn Bá Đạo, Vết xước của Nguyễn Trung Thành, Lắp
đặt hệ thống nén khí của Lương Công Tuyên, Chiến khu xưa của
Nguyễn Quốc An, Xây dựng của Đỗ Anh Quảng, Nhớ quê của Dương
Ngọc Hà, Tình ca của Hoàng Thị Chiến, Chung sức của Lê Thái Hưng,
Nguồn Nước của Vũ Văn Hiền, ...