Thông tin tài liệu:
Nhân một chuyến thăm Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại (Tate Modern) ở Luân-Đôn tác giả bài viết đã nêu lên nhiều câu hỏi với nhiều câu trả lời khác nhau về giá trị thực sự của nghệ thuật ngày nay... Tuần trước tôi có đưa hai người KAZIMIR MALEVICH- Những người thợ gặt- sơn dầu bạn tuổi “teen” của tôi tới thăm Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại (Tate Modern), một viện bảo tàng mỹ thuật nằm trên bờ nam sông Thames ở Luân-Đôn. Nơi đây có vẻ là một địa điểm thích hợp để đưa hai...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỸ THUẬT NGÀY NAY VÌ CÁI GÌ
MỸ THUẬT NGÀY NAY VÌ
CÁI GÌ
Nhân một chuyến thăm Viện
Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại
(Tate Modern) ở Luân-Đôn tác
giả bài viết đã nêu lên nhiều
câu hỏi với nhiều câu trả lời
khác nhau về giá trị thực sự của
nghệ thuật ngày nay...
Tuần trước tôi có đưa hai người
KAZIMIR MALEVICH- Những bạn tuổi “teen” của tôi tới thăm
người thợ gặt- sơn dầu Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hiện
đại (Tate Modern), một viện
bảo tàng mỹ thuật nằm trên bờ nam sông Thames ở Luân-Đôn. Nơi đây
có vẻ là một địa điểm thích hợp để đưa hai bạn trẻ đến thăm vì nó có
một bầu không khí vô cùng sôi động và náo nhiệt.
Kể từ khi mở cửa khai trương năm 2000 đến nay, Tate Modern đã trở
thành cái “tủ kính” trưng bày mỹ thuật hiện đại quốc tế tại Vương quốc
Liên hiệp Anh. Rõ ràng nó cũng là một trong số những bảo tàng trưng
bày rộng lớn nhất. Khu vực trưng bày của bảo tàng xưa kia là nhà máy
điện cũ do Sir Giles Gilbert Scott thiết kế, khoảng giữa năm 1947 và
1960. (Ông cũng là tác giả thiết kế các phòng điện thoại công cộng màu
đỏ rất cổ điển của Anh).
Qui mô của tòa nhà này rộng lớn tới mức nó có thể trưng bày những tác
phẩm điêu khắc và những tác phẩm mỹ thuật sắp đặt khổng lồ. Hiện
giờ các khách tham quan có thể được chiêm ngưỡng tác phẩm nhan đề
TH-2058 của Dominique Gonzalez-Foerster như cánh cửa nhìn vào
tương lai nửa thế kỷ sau và mường tượng người dân Luân-Đôn phải
vào trú trong VBT để tránh cơn mưa dai dẳng triền miên tưởng như
không bao giờ ngớt của nước Anh. Hiện vật trưng bày là những chiếc
giường tầng bằng kim loại, hết dãy này đến dãy khác, khiến người ta
phải giảm bớt số các tác phẩm khác được trưng bày gần đây tại Tate
Modern.
Hai bạn trẻ tuổi của tôi rất thích tác phẩm TH-2058 và chị tôi cũng nói
là tác phẩm ấy cũng thu hút được trí tưởng tượng của con gái chị lên 5
tuổi. Rõ ràng đó là một tác phẩm đòi hỏi phải có một trình độ để cảm
nhận về tinh thần từ phía người xem để có thể tiếp cận và hiểu được ý
nghĩa của nó. Bất cứ ai (như tôi chẳng hạn) lười biếng, không chịu đọc
tấm biển nhỏ ghi thuyết minh bên dưới, giải thích tác phẩm nói gì, sẽ
chỉ phân vân tự hỏi tại sao lại có lắm giường tầng đến như vậy.
Thực thế, đó chính là vấn đề gay go đối với rất nhiều tác phẩm mỹ
thuật trưng bày tại Tate Modern ngày nay. VBT có chứa nhiều tác
phẩm của các nghệ sĩ hiện vẫn còn đang sống và đang sáng tác nhưng
hình như họ không có khả năng biểu đạt ý tưởng của họ nếu không có
sự hỗ trợ của những tấm bìa nhỏ ghi thuyết minh bên dưới. Theo ý kiến
của cá nhân tôi, tác phẩm của họ thiếu sự khéo tay, thiếu cái mới lạ,
thiếu “thuật họa hình” (iconography) mà ai cũng thấy, và thậm chí thiếu
cả vẻ đẹp nữa. Nó khiến tôi phân vân tự hỏi phải chăng mỹ thuật hiện
đại đã mất phương hướng phát triển ?
Tôi không hề khích bác mỹ thuật hiện đại trưng bày ở VBT. Trở lại thế
kỷ 20, các nghệ sĩ có tư tưởng sáng tạo như Malevich, Mondrian, và
Kandinsky (tất cả đều có tác phẩm trưng bày tại Tate Modern) đã tìm ra
được những phương hướng mới nhằm phát hiện hình thái và vận động
thông qua các cách sắp xếp những đường nét, những hình khối cùng
màu sắc.
Mark Rothko, và các tác phẩm của ông từng được trưng bày tại Tate
Modern, đã khai sáng ra những họa phẩm về cơ bản gồm những mảng
màu mờ nhạt nhưng vẫn có một vẻ đẹp tĩnh lặng sâu lắng đến lạ kỳ.
Vào thời kỳ các nghệ sĩ đó đang sống, họ đều là những con người có
những ý tưởng độc đáo và là những người đi tiên phong mở đường -
tuy vậy các nhà phê bình cũng đã từng chỉ trích họ và lên án những
cuộc phiêu lưu vào thế giới hội họa trừu tượng của họ .
Nhưng thế còn các nghệ sĩ hiện đại ngày nay thì sao, họ treo các dây da
lòng thòng từ trên trần nhà xuống, chất gạch thành đống trên sàn phòng
trưng bày thì thế nào ? Liệu họ có được ghi nhớ như những người
ngang tài với Rothko không ? Bất cứ câu trả lời nào cho câu hỏi trên
đều tùy thuộc vào cách ta định nghĩa mỹ thuật là gì. Mỹ thuật ngày nay
vì cái gì ? Phải chăng nó là cái cách giúp người nghệ sĩ thể hiện tính
sáng tạo của họ? Hay phải chăng đó là một phương pháp giao tiếp thị
giác nhằm chuyển tải những thông điệp nhất định nào đó tới cộng đồng
những người xem ?
Nếu bạn tin rằng mỹ thuật trước tiên là để biểu đạt tính sáng tạo cá
nhân thì bạn cũng có thể nói rằng tôi đã sai. Những dãy giường tầng
của Dominique Gonzalez-Foerster là thể hiện một phát hiện sâu sắc,
đậm chất tư tưởng của trí tưởng tượng có tính chất sáng tạo của nghệ sĩ.
Nếu bạn suy nghĩ theo chiều hướng ấy, thì những đống gạch kia, những
khúc đất sét bị vặn vẹo méo mó kia, những thứ treo lủng lẳng từ trần
nhà xuống ấy và cả những vật kỳ quặc được đặt đây đó trong VBT Tate
Modern cũng đều là những sản phẩm sáng tạo của tư tưởng con người
cả .
Còn nếu cũng như tôi, bạn cho rằng mỹ thuật phải là giao tiếp không
bằng lời, thì bạn sẽ có lý khi nói rằng các hiện vật trưng bày phụ thuộc
vào các tấm bìa nhỏ thuyết minh để giải thích ý nghĩa của chúng như
vậy đã thất bại.
Tuy thế, câu trả lời không đơn giản như vậy. Tất cả những tác phẩm mỹ
thuật đều có được những ý nghĩa bằng các phương tiện từ ngữ. Bất cứ
người phương Tây nào ngắm nhìn một bức tranh về Chúa Jesus từ thời
Phục Hưng đều không thể làm như vậy nếu không hồi tưởng lại những
gì họ đã đọc về Thiên Chúa giáo. Bất cứ ai chiêm ngưỡng các tác phẩm
của các nghệ sĩ trường phái ấn tượng Pháp đều bị ảnh hưởng bởi những
gì họ biết được về lịch sử nước Pháp thế kỷ 19.
Ngược lại, đối với các trẻ em nhỏ tuổi, những người còn ít biết về xã
hội mà lại chưa hề biết đọc, các tác phẩm thời Phục Hưng và của
trường phái ấn tượng Pháp vẫn có khả năng thể hiện điều gì đó. Chúng
là những ...