Danh mục

Mỹ thuật thời Lý

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.27 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tình hình xã hội thời lý 1. Sự trưởng thành của ý thức dân tộc Một nghìn năm Bắc thuộc cũng là nghìn năm chống Bắc thuộc. Cuối thế kỷ III trước CN nước Âu Lạc bị xâm lược và đô hộ, người Việt cổ bị cưỡng bức trực tiếp nhận văn hoá phương Bắc, song với truyền thống Đông Sơn, ý thức dân tộc không những không bị xoá bỏ mà còn cố kết mọi người trong các làng quê. Trên cơ sở đó, từ đầu thế kỷ thứ nhất Hai Bà Trưng đã đàon kết được nhân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mỹ thuật thời Lý Mỹ thuật thời Lý I. Tình hình xã hội thời lý 1. Sự trưởng thành của ý thức dân tộc Một nghìn năm Bắc thuộc cũng là nghìn năm chống Bắc thuộc. Cuối thế kỷ III trước CN nước Âu Lạc bị xâm lược và đô hộ, người Việt cổ bị cưỡng bức trực tiếp nhận văn hoá phương Bắc, song với truyền thống Đông Sơn, ý thức dân tộc không những không bị xoá bỏ mà còn cố kết mọi người trong các làng quê. Trên cơ sở đó, từ đầu thế kỷ thứ nhất Hai Bà Trưng đã đàon kết được nhân dân cả nước, nhanh chóng đánh thắng quan Hán, đem lại nghiệp xưa họ Hùng. Nhà nước độc lập đầu tiên ấy tuy chỉ đững vững có nghìn ngày ( 40 – 43) song đã khẳng định sự hình thành và phát triển bước đầu của ý thức dân tộc. Trong giai đoạn Bắc thuộc lần thứ 2, bên cạnh quý tộc Việt, một số quý tộc Hán sang ta nhiều đời đã Việt hoá. Các hào trưởng này ngày càng có uy thế , thực chất họ là các thủ lĩnh địa phương, giữ vai trò lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập. Đồng thời, phất giáo vào nước ta một cách hoà bình, lại hoà nhập với tín ngưỡng bản địa, truyền bá tư tưởng yêu nước thương yêu đùm bọc nhau, trở thành ngọn cờ tập hợp mọi người nổi dậy chống cường quyền. Lý Bí đã phát động cuộc khởi nghĩa từ một ngôi chùa, nhanh chóng thắng lợi, lập nên nhà nước Vạn Xuân vào năm biểu hiện sức bật mạnh mẽ của dân tộc. Nước Vạn Xuân tồn tại trong tình hình mâu thuẫn nội và ngoại đều rất phức tạp, song đã kéo dài được gần 60 năm ( 544 – 603), khẳng định sự gắn bó cảu ý thức dân tộc với độc lập và tự do. Sau đây, lịch sử lại thử thách dân tộc ta nhiều lần nứa. ý chí thà hy sinh chứ không chịu làm nô lệ đã dấy lên nhiều phong trào đấu tranh cả vũ trang và chính trị, bác bỏ dưới nhiều hình thức sự thống trị của phong kiến phương Bắc trên đất nước ta. Sau những thắng lợi tạm thời ở các thế kỷ VII – VIII – IX, từ đầu thế kỷ X trên thực tế nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ. Thế rồi, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, Ngô Quyền đã chính thức giương cao ngọn cờ độc lập, chấm dứt hẳn đêm trường Bắc thuộc. Độc lập đã có, nhưng chưa thoát ly được tính chất địa phương mà các thủ lĩnh muốn hùng cứ, nên ngay sau khi Ngô Quyền mất ( 944) đất nước lại rơi vào tình trạng hỗn loạn mười hai sứ quân. Phất cao ngọn cờ thống nhất, năm 968 Đinh Bộ Lĩnh thu giang sơn về một mỗi, lập nên nước Đại Cồ Việt với kinh đô Hoa Lư. Độc lập và thống nhất đã xác lập song đều bị đe doạ, sau khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, nhà Tống lại lăm le xâm lược. Lê Hoàn vừa được suy tôn lên ngôi hoàng đế đã tổ chức ngay cuộc kháng chiến và giành thắng lợi rực rỡ vào mùa xuân năm 981, gây niềm tự hoà dân tộc và niềm tin chắc chắn ở tiền đồ đất nước. Nhưng sau khi Lê Đại Hành mất, nội tình triều đình lục đục và mất niềm tin trong nhân dân thì tầng lớp trí thức xã hội đã tạo dư luận để chuyển chính quyền hoà bình sang nhà Lý. Vua Lý Thái Tổ với hoài bão xây dựng đất nước đàng hoàng ngay sau khi lên ngôi đã chuyển kinh đô từ vùng Hoa Lư thủ hiếm ra giữa đồng bằng lấy tên là Thăng Long để mưu toan nghiệp lớn. Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt thể hiện ý thức tự tôn, bình đẳng với Đại Tống khi phát hiện âm mưu xâm lược của quân Tống, Lý Thường Kiệt đã hành động tự vệ tích cực là tấn công triệt phá hậu cần địch rồi rút về phòng ngự ở tư thế chiến thắng, sau đó ngay trong chiến đấu đã dõng dạc tuyên bố Nam quốc sơn hà Nam đế cư khẳng định chủ quyền đất nước với quyết tâm của dân tộc bảo vệ chủ quyền ấy, có giá trị là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên cảu dân tộc. Thắng lợi quân sự rồi, trên cơ sở trưởng thành của dân tộc về mọi mặt, nhà Lý tiếp tục đấu tranh ngoại giao đòi độc lập cả về pháp lý : Vua Lý Anh Tông không chịu nhận chức Giao chỉ quận vương, buộc nhà Tống thừa nhận là An Nam quốc vương, cũng có nghĩa phải công nhận nước ta là một vương quốc độc lập. Như vậy ngay trong buổi đầu Bắc thuộc, ý thức dân tộc đã hình thành để luôn trườn khỏi mọi sự đồng hoá văn hoá và dân tộc, từng bước đấu tranh với nhịp điệu ngày càng dồn dập, đi từ thắng lợi tạm thời đến thắng lợi dứt khoát. ý thức dân tộc lại đòi hỏi Độc lập phải gắn với thống nhất, khắc phục mọi trở lực bên trong và từ bên ngoài, ý thức áy ngày càng trưởng thành càng đòi hỏi nhà nước luôn đặt dân tộc ở thế phát triển, thế chủ động, được bình đẳng cả trong thực tế và pháp lý với quốc gia và mọi dân tộc khác. Đó là chân lý không thay đổi, cũng là cơ sở để xây dựng đất nước cường thịnh. 2. Sự cường thịnh của nước Đại Việt. Trong ngàn năm Bắc thuộc, sức sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng. Những thời gian độc lập ngắn ngủi trước thế kỷ X luôn bị phương Bắc đe doạ. Các nhà nước Ngô - Đinh – Tiền Lê quá ngắn ngủi, xã hội chưa ổn định, chính quyền trung ương chưa đủ sức với tới cả nước, luôn tập trung cho sự nghiệp giữ nước nên công cuộc dựng nước chưa làm được bao nhiêu. Sang thế kỷ XI với vương triều Lý, nhà nước trung ương tập quyền hoàn toàn thắng thế, liên tục phá Tống bình Chiêm, đưa uy tín nước Đại Việt lên đỉnh cao. Đối với dân tộc, nhà Lý đóng vai trò rất tích cực, ...

Tài liệu được xem nhiều: