Danh mục

Mỹ thuật Thời Nguyễn

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 171.99 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi lật đổ triều đình Tây Sơn vào năm 1802, Nguyễn ánh lập ra vương triều Nguyễn, đặt niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân. Vua nắm mọi quyền hành một cách độc đoán. , không đặt tể tướng, không lấy trạng nguyên, không lập Hoàng Hậu và không phong tước vương cho người ngoài họ Vua. Nhà nước ban hành " Luật Gia Long " Để tăng cường chuyên chế. Bộ luật này gần như sao chép của Luật nhà Thanh. Vua củng cố sự độc tôn của Nho giáo, đặt " Thập điều"...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mỹ thuật Thời Nguyễn Mỹ thuật Thời Nguyễn Sau khi lật đổ triều đình Tây Sơn vào năm 1802, Nguyễn ánh lập ra vương triều Nguyễn, đặt niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân. Vua nắm mọi quyền hành một cách độc đoán. , không đặt tể tướng, không lấy trạng nguyên, không lập Hoàng Hậu và không phong tước vương cho người ngoài họ Vua. Nhà nước ban hành Luật Gia Long Để tăng cường chuyên chế. Bộ luật này gần như sao chép của Luật nhà Thanh. Vua củng cố sự độc tôn của Nho giáo, đặt Thập điều giao các làng xã giảng giải cho dân, củng cố việc thi cử để chọn người tài. Để hạn chế sự nhũng lạm, nhà nước cấp lương bằng tiền và gạo cho quan lại, còn ruộng thì hưởng theo phép quân điền. Nhưng chính sách đó vẫn chưa đủ vắn, nạn tham nhũng ngày càng gia tăng, đến nỗi nhân dân thời bấy giờ có câu ca dao: Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan Nạn tham nhũng ngày càng trầm trọng, dù vua đã xử phạt rất nặng hàng hoạt quan to nhưng vẫn không ngăn chặn được. Bên cạnh việc tham nhũng của quan lại thì vấn đề bóc lột của cường hào và hương lý ở nông thôn cũng không kém phần trắng trợn. Ruộng tư tăng lên rất nhiều trong khi ruộng công còn lại quá ít. Cường hào và hương lý bao chiếm hết những chỗ màu mỡ còn dân thì chỉ còn lại những chỗ xương xẩu. Đã thế lại vỡ đê liên tục do Nhà nước thiếu quy hoạch chung trong việc đắp đê điều. Vậy nên nhân dân lại càng khốn khó, đói kém triền miên, nhiều nơi phải bỏ ruộng hoang đi phiêu tán. Từ tình trạng khốn đốn đó, dân đã dẫy lên những cuộc khởi nghĩa liên tục ở Bắc và Nam, lan lên cả dân tộc ít người và miền núi xã xôi. Do nho giáo khủng hoảng, những nho sỹ thức thời (như Cao Bá Quát) cũng tham gia khởi nghĩa và trở thành lãnh tụ nghĩa quân. ở đời Gia Long, những cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ có khoảng 90 cuộc, đời Minh Mạng có khoảng 250 cuộc, đời Thiệu Trị khoảng 50 cuộc. Từ những nhìn nhận đó đã thấy nhân dân lao động thủa bấy giờ đã phải khốn khổ và bất mãn với triều đình như thế nào. Về mặt công nghiệp, do đất nước thống nhất, hệ thống giao thông được quan tâm và do tiép xúc với phương Tây mà công nghiệp đã có bước tiến rõ rệt, tay nghề của thợ được nâng cao. Các làng nghề thủ công vẫn gắn liền với nông nghiệp nhưng vẫn phát triển hơn hẳn trước. Nhà nước độc quyền mua những sản phẩm và độc quyền ngoại thương, có mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực nhưng lại đóng cửa với phương Tây. Nhà Nguyễn cầm quyền khi phương Đông đang trì trệ ở cuối mùa phong kiến, còn phương Tây đã bước vào CNTB và nhiều nước Châu á đã rơi vào ách thống trị của thực dân. Và nước ta cũng không phải là ngoại lệ, do mặt ngoại giao kém khéo léo, năm 1858 Pháp chính thức xâm lược nước ta. Với vũ khí thô sơ và chiến thuật lạc hậu, nhà Nguyễn đã từng bước nhượng bộ và đến năm 1885 thì chính thức ký hàng ước chấp nhận sự đô hộ của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta, kể từ 1885 chế độ quân chủ nhà Nguyễn đã chấm dứt về chính trị. Nhưng do Pháp cai trị nước ta theo chế độ phong kiến nửa thuộc địa nên dưới tính chất bù nhìn các vua nhà Nguyễn vẫn tồn tại đến tận cách mạng tháng tám năm 1945. Tình hình xã hội trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển văn hoá nghệ thuật thời Nguyễn. Kinh đô Huế được xây dựng đàng hoàng to đẹp, nhưng việc xây dựng ở các làng quê có mở ra nhiều mà không lớn, không rầm rộ, được cái lan xa toả rộng. Bên cạnh đó văn hoá nghệ thuật truyền thống vẫn duy trì ở các làng xã, di duệ của mỹ thuật thời Nguyễn vẫn phát triển ngay ở Huế đến tận đầu thế kỷ XX. Một trong những mặt đặc sắc của mỹ thuật thời Nguyễn là mỹ thuật cung đình Huế. Thời Nguyễn là vương triều gần dân nhất nên cung đình Huế vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Mỹ thuật cung đình Huế có rất nhiều nét đặc sắc nổi trội rất đặc biệt. Trước hết, chúng ta dần đi vào tìm hiểu kiến trúc kinh thành Huế. Gia Long lập vương mới và cũng xác định là lập kinh đô ở Huế cơ sở thành Phú Xuân ngày xưa và xê dịch mở rộng ra nhiều hơn. Kinh đô Huế có hoàng thành của triều đình và phố xá của nhân dân, đồng thời lại có các lăng tẩm của Vua và Hoàng Hậu ở vùng đồi thượng nguông sông Hương. Đây là nét mới khác với các kinh đô trước đó. Và đây cũng là nghệ thuật cung đình duy nhất của Việt Nam còn lại đến nay. Kinh thành Huế có vị trí rất lý tưởng cả về phong thuỷ và khí hậu. Được bắt đầu xây dựng từ năm 1804 do Gia Long điều hành khởi công, nhưng vẫn giản đơn và chưa bề thế về quy mô. Đến đời Minh Mạng đã quy hoạch lại rất nhiều trong hoàng thành, sửa sang cung điện. Kinh thành Huế mang nặng tính quân sự, gồm 3 vòng thành gần vuông lồng vào nhau lệch về phía trước, cùng trên một trục chính từ núi Ngự Bình về vuông góc với sông Hương. Vòng ngoài là Phòng Thành, chu vi chừng 10km, mặt trước trên đường trục dựng kỳ đài, xung quanh trổ 10 cửa, có hào sâu bao quanh, bên trong có trụ sở các cơ quan của triều đình. Vòng giữa là Hoàng Thành trên đường trục có cửa chính Ngọ Môn, chu vi chừng 2500m, sát chân thành phía ngoài có hào sâu, ứng với các cửa có cac cầu xây gạch để ra vào, đây là nơ ...

Tài liệu được xem nhiều: