Phải có tầm nhìn lịch sử về sử cổ đại, mới thấu hiểu được căn nguyên văn hóa Việt, Mỹ thuật Việt. Cách hiểu của các nhà sử học và sử học nghệ thuật ngày nay thường chỉ hiểu lịch sử Tàu từ thời Tần - Hán về sau, nên nó chỉ mang ý nghĩa địa - chính trị - hành chính về biên giới theo nghĩa tượng trưng mà thôi. Đọc Nora Annesly Taylor viết về cố Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh qua chất liệu lụa truyền thống - hiện đại, ta thấy người viết có tầm nhìn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỸ THUẬT VÀ TẦM NHÌN LỊCH SỬ MỸ THUẬT
MỸ THUẬT VÀ TẦM NHÌN LỊCH SỬ
MỸ THUẬT
NGUYỄN PHAN CHÁNH-Sau giờ trực chiến-Lụa
Phải có tầm nhìn lịch sử về sử cổ đại, mới thấu hiểu được căn nguyên văn
hóa Việt, Mỹ thuật Việt. Cách hiểu của các nhà sử học và sử học nghệ thuật
ngày nay thường chỉ hiểu lịch sử Tàu từ thời Tần - Hán về sau, nên nó chỉ
mang ý nghĩa địa - chính trị - hành chính về biên giới theo nghĩa tượng trưng
mà thôi.
Đọc Nora Annesly Taylor viết về cố Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh qua chất
liệu lụa truyền thống - hiện đại, ta thấy người viết có tầm nhìn khách quan,
khoa học, khá chuyên nghiệp của nhà lịch sử và phê bình mỹ thuật.
Nora Annesly Taylor đã từng có mặt ở Việt Nam, đã có thời gian thâm nhập
thực tế, tìm hiểu mỹ thuật Việt Nam qua tác phẩm, cũng như qua các nguồn
văn bản sử liệu mỹ thuật.
Tuy nhiên, đọc công trình của tác giả, ngoài ưu điểm về tính khách quan,
khoa học, tôi thấy còn những điều chưa thoả mãn, cần phải được trao đổi
thêm.
Xin tóm tắt nội dung mà tác giả đã viết:
- Tranh lụa cổ Việt Nam trước Mỹ Thuật Đông Dương (MTĐD) các học giả
trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) xếp vào loại tranh (trục) cuốn
(Peinture rouleau), chỉ là tranh tín ngưỡng, tranh thờ. Không phải là tranh
mỹ thuật - hiểu theo nghĩa trang trí.
- Tranh lụa từ MTĐD trở đi, mới gọi là tranh mỹ thuật, tức hội hoạ giá vẽ
(Peinture chevalet), du nhập từ Phương Tây vào Việt Nam.
- Trước MTĐD chưa có thuật ngữ Hội Hoạ (Peinture), chưa có thuật ngữ
Mỹ Thuật (Beaux - arts), chỉ có thuật ngữ Mỹ Nghệ (artisanal) thủ công.
- Các nhà nghiên cứu Mỹ thuật Việt Nam cũng như các hoạ sĩ Việt Nam đa
số đồng thuận về cách nhận định của trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp: Việt
Nam xưa chỉ có tranh lụa về đề tài tín ngưỡng, chứ không có tranh mỹ thuật
trang trí.
- Tranh thờ, tranh lụa tín ngưỡng, không được các
nhà nghiên cứu Mỹ thuật
Việt Nam quan tâm, vì nó không có chỗ đứng ở chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Không giống như tranh sơn mài, tại trường MTĐD, tranh lụa không được
coi là nghề thủ công, nhưng được xếp vào loại nghệ thuật truyền thống bản
địa. Trong khi đàn ông thích nghề sơn, những nghề thủ công khác, phụ nữ có
nghề kéo tơ (nuôi tằm) và dệt lụa.
- Tranh lụa (trục) cuốn, theo đề tài tín ngưỡng cổ nhất tại miền Bắc Việt
Nam rất có thể là của người Dao, dân tộc ít người miền núi di cư từ miền
Nam Trung Quốc mang đến.
- Tranh Nguyễn Phan Chánh là những đường nét bằng mực tinh tế và gam
màu trầm lắng mang đến một quang cảnh, một cuộc sống dân dã, rất đúng
với hình ảnh một Đông Dương thuộc địa Pháp mang vẻ ngoại lai mà vẫn
nguyên sơ.
- Nguyễn Phan Chánh - tác giả công trình nhắc lại lời một nhà sử học mỹ
thuật Việt Nam với thái độ đồng tình - là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân,
nhưng không làm việc theo những gì mà họ yêu cầu.
Trường MTĐD là một tác nhân trong hiện đại hoá nghệ thuật Việt Nam và
Nguyễn Phan Chánh là sản phẩm của tác nhân đó. Cả trường học lẫn người
nghệ sĩ đã phát triển nên những hình thức nghệ thuật mới qua việc nhìn lại
những yếu tố văn hoá Việt Nam truyền thống dưới ánh sáng tiêu chuẩn thẩm
mỹ ngoại lai.
- Nguyễn Phan Chánh không sáng tác nên những tác phẩm giống tranh nước
Pháp, nhưng ông có chịu ảnh hưởng văn hoá và nền giáo dục Pháp hiển hiện
rõ ràng tại trường MTĐD.
- Dẫn lời cố hoạ sĩ Sĩ Ngọc, người cùng tốt nghiệp trường MTĐD, rằng:
Pháp có ảnh hưởng đến nền văn hoá mở của xã hội Việt Nam, đặc biệt là
trong lãnh vực nghệ thuật... giai đoạn thuộc địa là một sự phục hưng hay hồi
sinh văn hoá (Việt Nam) . Những hoạ sĩ tốt nghiệp trường MTĐD cũng có
chung ý kiến đó, dù những nhà sử học hiện thời tại Hà Nội không theo quan
điểm đó (Nora annesly Taylor. Peinters in Hà Nội. Tạp chí Mỹ thuật Hội mỹ
thuật Việt Nam. Số 173 tháng 5/2007. Đ.H. Ngọc lược dịch)
Với tôi đây là công trình có tầm nhìn lịch sử bao quát, lý giải vấn đề khá
logic. Tuy nhiên, vẫn cần trao đổi với tác giả một đôi điều còn tồn tại:
- Về cách phân loại tranh của các học giả trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp là
Việt Nam chỉ có một loại tranh lụa cuộn là loại tranh thờ, tín ngưỡng, không
có tranh mỹ thuật. Thực tế qua khảo cứu, nhìn hiện tượng có như thế. Nhưng
nếu nhìn sâu thì không chỉ có tranh lụa tín ngưỡng, thực tế còn có cả một
kho tranh giấy dó khắc gỗ mầu và tranh in nét tô tay màu nước của một số
dòng tranh làng nghề còn tồn tại đến ngày nay - như Đông Hồ (Thuận Thành
- Bắc Ninh); Kim Hoàng (Hà Tây); Hàng Trống - Hàng Nón (Hà Nội); Huế
(miền Trung)... Đó là kho tranh tết và cả tranh thờ (trục) cuốn và tờ rời, vốn
là sản phẩm nghệ thuật và phong cách phổ biến của hội hoạ truyền thống
Việt Nam, Châu á, Phương Đông. Hai bức chân dung lụa màu nước cổ vẽ
Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Trãi là dẫn chứng điển hình. Với
lối vẽ tinh tế, thuần thục, rõ ràng Việt Nam đã có những người hoạ sĩ vẽ lụa
truyền thống từ lâu đời. Tranh lụa ít, vì nó đắt, khó thực hiện, không phổ cập
như tranh giấy chứ không phải vì Việt Nam không có nền mỹ thuật tranh
lụa. ở Châu Âu từ Trung cổ đến phục hư ...