Thông tin tài liệu:
Natalia Kraevskaia là tiến sĩ Ngôn ngữ học người Nga, hiện giảng dạy tại Phân viện Puskin Hà Nội. Bà là chủ phòng tranh Natasha, 30 Hàng Bông, Hà Nội. Đây là một địa chỉ uy tín về chất lượng nghệ thuật không chỉ đối với giới mỹ thuật trong nước mà còn đối với nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài thực sự quan tâm đến mỹ thuật đương đại Việt Nam. Việc hỗ trợ các hình thức nghệ thuật thử nghiệm tại salon này nói riêng cùng sự quan tâm sâu sắc đến đời sống mỹ thuật bên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỸ THUẬT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI: NHỮNG TRỞ NGẠI CHO SỰ CHUYỂN MÌNH
MỸ THUẬT VIỆT NAM
ĐƯƠNG ĐẠI: NHỮNG TRỞ
NGẠI CHO SỰ CHUYỂN
MÌNH
Natalia Kraevskaia
Natalia Kraevskaia là tiến sĩ Ngôn ngữ học người Nga, hiện giảng dạy
tại Phân viện Puskin Hà Nội. Bà là chủ phòng tranh Natasha, 30 Hàng
Bông, Hà Nội. Đây là một địa chỉ uy tín về chất lượng nghệ thuật
không chỉ đối với giới mỹ thuật trong nước mà còn đối với nhiều tổ
chức, cá nhân nước ngoài thực sự quan tâm đến mỹ thuật đương đại
Việt Nam. Việc hỗ trợ các hình thức nghệ thuật thử nghiệm tại salon
này nói riêng cùng sự quan tâm sâu sắc đến đời sống mỹ thuật bên
ngoài salon đã giúp bà nhìn nhận được rất nhiều vấn đề tâm lý xã hội
và tâm lý nghệ sĩ liên quan mật thiết đến sự chuyển động, thay đổi và
tiến triển của mỹ thuật đương đại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
văn hóa toàn cầu. Lo ngại của bà về những rào cản cho sự phát triển
ấy không nằm ngoài mong muốn và kỳ vọng về hình ảnh một nền mỹ
thuật đương đại khỏe khắn, giàu bản sắc cá nhân, đúng như đặc tính
trẻ của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới. Tạp chí VHNT trân trọng
giới thiệu bài viết của bà như một cái nhìn của người khác đồng thời
mong nhận được những ý kiến phản hồi của bạn đọc.
Trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX, hội họa Việt Nam đương đại đã trải
qua một thời kỳ chuyển tiếp đầy lạc quan, mâu thuẫn và lúng túng.
Đã có một sự chuyển mình chưa từng thấy, thực sự mạnh mẽ trong hội
họa Việt Nam sau đổi mới (1). Chính sách mở cửa từ giữa những năm
1980 vốn đã tạo nên những biến đổi to lớn trong mọi lĩnh vực đời sống
cũng kích thích luôn sự biến đổi hội họa và sáng tạo văn hóa. Hiện
tượng này xảy ra trong bối cảnh thị trường tự do phát triển theo sau quá
trình tăng trưởng kinh tế và tự do hóa chung của xã hội. Việc quản lý
hội họa một cách quan liêu theo đó cũng bớt dần. Nguồn nhân lực trên
vũ đài nghệ thuật đã được trang bị tốt cho một sự thay đổi sâu sắc như
vậy rồi: các họa sĩ Việt Nam đã có sẵn những kỹ năng thẩm mỹ và thủ
công rất cao cũng như những kỹ thuật hội họa tinh tế tiếp thu được ở
các trường đại học.
Việc mở rộng không gian chính trị này tiếp nối ngay bằng sự xuất hiện
những hình thức nghệ thuật mới và sự đa dạng về phong cách cùng với
việc hội họa đương đại Việt Nam được các nhà phê bình và công chúng
nước ngoài thừa nhận, họa sĩ Việt Nam đã tham gia các triển lãm và dự
án mỹ thuật quốc tế. Song cũng như bất kỳ quá trình tăng tốc nào, sự
phát triển này có một số trở ngại kèm theo.
Do vậy, việc xem xét quá trình phát triển gần đây của hội họa Việt
Nam đương đại cho thấy không chỉ có những thành tựu mà cả những
vật cản bất ngờ. Việc phân tích bối cảnh những thay đổi này sẽ cho
phép ta dự tính tiềm lực phát triển của hội họa trong tương lai và đề ra
sách lược để khắc phục những vấn đề còn tồn tại (2).
Việc tự do sáng tác, triển lãm và bán các tác phẩm mỹ thuật đã dẫn đến
một sự phát triển mạnh mẽ nghệ thuật thị giác kể cả việc tăng thêm số
lượng các họa sĩ, địa điểm mỹ thuật, triển lãm và các sự kiện mỹ thuật
khác (3). Mặt khác, chính sự tự do này và sự thiếu những hướng dẫn
chính thức đã tạo ra sự lúng túng: cái gì nên được coi là hội họa đương
đại Việt Nam? Nhà phê bình người Đức Birgit Hussfeld khi đi tìm
ngôn ngữ chung của hội họa Việt Nam đã phân chia các họa sĩ như sau:
có người vẫn tiếp tục sáng tác theo hội họa truyền thống; lại có người,
do đòi hỏi của thị trường đã khai thác những hình ảnh ngoại lai, rập
khuôn về Việt Nam; và sau cùng là một số ít người thậm chí đã không
tham gia vào việc tìm kiếm bản sắc văn hóa dân tộc (4). Họ bỏ qua
những ranh giới và hạn chế về địa phương và dân tộc để hội nhập
với mạch hội họa đương đại thế giới.
Tuy vậy, cần đặt ra câu hỏi là tại sao trong thời gian tự do hóa như thế,
những triển lãm và dự án mỹ thuật quan trọng và hấp dẫn nhất lại xảy
ra ở ngoài khuôn khổ mỹ thuật Nhà nước và tại sao Nhà nước vẫn tiếp
tục tổ chức những sự kiện mỹ thuật tầm tầm. Triển lãm mỹ thuật toàn
quốc qui mô lớn (và cũng tốn kém nhất) được Hội Mỹ thuật Việt Nam
và Bộ Văn hóa - Thông tin tổ chức đều đặn 5 năm một lần. Lẽ ra, nó
phải phản ánh những thành tựu mới nhất trên sân khấu mỹ thuật Việt
Nam thay vì tạo cơ hội cho người ta thấy mỹ thuật Việt Nam ở những
năm 1960, 1970 đã như thế nào. Vẫn khăng khăng giữ vẻ mô phạm,
triển lãm mỹ thuật toàn quốc tiếp tục các đề tài cũ. Xét về mặt khái
niệm và kỹ thuật, đa số các sáng tác ấy chỉ đạt tiêu chuẩn thấp. Những
triển lãm tương tự cũng được Bảo tàng Quân đội và Hội Mỹ thuật Hà
Nội tổ chức gần như mỗi năm một lần. Tại sao những cơ quan này
không để ý đến tiềm năng hiện có của những người làm mỹ thuật
đương đại và tại sao họ không biết rằng mỹ thuật đương đại Việt Nam
đã phát triển những phong cách, thể loại, đề tài và ý tưởng khác xa
những cái được thể hiện chính thức? Trong khi các cơ quan này phần
lớn không thích nghi được với sân khấu mỹ thuật luôn luôn thay đổi thì
một số nhóm và cá nhân riêng lẻ làm mỹ thuật đã và đang thảo luận lại
vai trò mỹ thuật trong xã hội Việt Nam đương đại. Nhiều sự kiện mỹ
thuật do tư nhân tổ chức đã theo kịp các khuynh hướng mỹ thuật đương
đại toàn cầu. Những cuộc trình diễn đầy tham vọng của Đào Anh
Khánh chẳng hạn, đôi khi cũng lôi cuốn cả một số người khác tham gia,
thường đi kèm theo các sắp đặt qui mô lớn do chính anh bỏ tiền ra tổ
chức.
Song chúng ta có thể xem Anh Khánh chỉ là người đã tiếp nối sau
những buổi trình diễn hội họa trên sân khấu cùng lúc với những buổi
hòa nhạc do phòng tranh tư nhân đầu tiên ở Hà Nội - phòng tranh
Natasha - vào giữa những năm 1990 và những buổi trình diễn của
Trương Tân trước các nhóm sinh viên mỹ thuật cũng trong khoảng thời
gian ấy.
Nghệ thuật sắp đặt do các phòng tranh Natasha, Mai và Tràng An du
nhập cuối thế kỷ XX - đầu XXI đã trở thành một nét quen thuộc của
xưởng vẽ Nhà sàn Đức, nơi trình diễn các sắp đặt hoặc những tác phẩm
thử nghiệm khác của một thế hệ họa sĩ trẻ. Nhiệt tình của những cá
nhân đụng đầu với sự thờ ơ lãnh đạ ...