Thông tin tài liệu:
Nói tới Việt Nam là chúng ta nói tới một dân tộc so bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Có biết bao nhiêu là sử sách đã ghi lại những chiến công hào hùng, vẻ vang của quân và dân ta qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh truyền thống đấu tranh chống giặc giữ nước thì dân tộc ta còn có một nền nghệ thuật phát triển khá sớm, ngay từ thời tiền sử. Chúng ta đã tìm thấy những dấu vết đầu tiên của nghệ thuật tạo hình đó là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mỹ thuật Việt Nam thời hiện đại (từ cách mạng 1945 đến nay)
Mỹ thuật Việt Nam thời hiện đại (từ cách
mạng 1945 đến nay)
Nói tới Việt Nam là chúng ta nói tới một dân tộc so bốn ngàn năm lịch
sử dựng nước và giữ nước. Có biết bao nhiêu là sử sách đã ghi lại
những chiến công hào hùng, vẻ vang của quân và dân ta qua các cuộc
đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh truyền thống đấu tranh chống giặc giữ nước thì dân tộc ta còn
có một nền nghệ thuật phát triển khá sớm, ngay từ thời tiền sử. Chúng
ta đã tìm thấy những dấu vết đầu tiên của nghệ thuật tạo hình đó là
những hình chạm khắc trên đá ở các hang; các đồ dùng sinh hoạt, cảnh
săn bắn.. trải qua những bước ngoặt thăng trầm của đất nước nền nghệ
thuật nước nhà cũng chịu ảnh hưởng không ngừng cho tới nay. Biến
đổi nổi bật nhất là mỹ thuật Việt Nam thời hiện đại (từ cách mạng 1945
đến nay).
+ Những ngày đầu cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1945 -
1954).
Cách mạng tháng 8/1945 thành công đưa đất nước vào kỷ nguyên Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc. Đồng thời cũng mở ra một trang sử mới cho
mỹ thuật Việt Nam.
Từ những hạt nhân là một số hoạ sỹ hoạt động bí mật trong những tổ
chức văn hoá cứu quốc thời tiền khởi nghĩa . Giờ đây cả giới mỹ thuật
bị cuốn hút vào thể loại vẽ tranh cổ động biểu thị ý chí toàn dân quyết
tâm bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc với nhiều chất liệu khác nhau
những tác phẩm này đã hướng mỹ thuật Việt Nam vào con đường mới,
với nhân sinh quan cách mạng. Một số hoạ sỹ còn phân vân với những
níu kéo của thẩm mỹ cũ, thì Hồ Chí Minh sau khi xem triển lãm đã góp
ý chân tình các chú vẽ nhiều thiếu nữ khoả thân, vẽ nhiều hoa, cái ấy
cũng đẹp, nhưng đẹp trên cao, sao các chú không vẽ cái đẹp dưới đất
chung quanh chúng ta .
Đồng thời tháng 10/1945 trường Cao đẳng mỹ thuật được mở ra nhưng
do chiến tranh không học được. Song được cách mạng cổ vũ và lãnh tụ
quan tâm, các hoạ sỹ và các nhà điêu khắc đã tự tin, tích cực chuẩn bị
cho cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc đầu tiên trong chế độ mới và các
hoạ sỹ đã giành cả tâm huyết của mình trong việc sử dụng ngòi bút làm
vũ khí tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phát xít Nhật, ca ngợi lãnh tụ và
các anh hùng thời đại: Tranh tượng về Bác Hồ (Tô Ngọc Vân, Nguyễn
Đỗ Cung, Phan Kế An..) tự vệ chiến đấu (Văn Bình).. đã báo hiệu sự ra
đời của nền nghệ thuạt cách mạng.
Và rồi chiến tranh lan dần từ miền Nam ra cả nước, cho đến cuối 1940
cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ đi liền với sự nghiệp kháng chiến
toàn dân, toàn diện là sự chuyển mình của các hoạ sỹ. Họ nghe theo
tiếng gọi của nước của dân tộc cho nên đa số các hoạ sỹ đều cầm súng,
vừa cầm bút vẽ tranh để tuyên truyền cho kháng chiến thể loại ký hoạ,
tranh khắc gỗ, bột màu, thuốc nước, chì, tranh sơn mài được dùng
nhiều với những tác phẩm đạt giá trị cao cả ở nội dung và nghệ thuật,
được giới thiệu ở các triển lãm mỹ thuật chào mừng sự kiện lớn trong
cả nước.
Năm 1948 nhân dịp đại hội văn hoá toàn quốc ở miền Bắc, một cuộc
triển lãm hội hoạ lớn gồm các tác phẩm kháng chiến đã được tổ chức,
điển hình là tác phẩm: Dân quân phù lưu (Nguyễn Tự Nghiêm), Gặt lúa
(Mai Văn Hiển), Người du kích già (Phạm Văn Đôn).. đã phản ánh
cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh với niềm lạc quan tất thắng.
Năm 1951 sau chiến thắng thế giới ở miền Bắc lại tổ chức một cuộc
triển lãm mỹ thuật với quy mô lớn; nhân dịp này Bác đã gửi thư tới các
hoạ sỹ và nghệ sỹ Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị
em là chiến sỹ trên mặt trận ấy và nêu rõ nhiệm vụ của chiến sỹ nghệ
thuật là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự quân dân
trước hết là công nông binh lời của Bác thật sâu sắc, ấm tình người,
Bác là nhà cách mạng vĩ đại và cũng là một người rất am hiểu nghệ
thuật. Năm 1952 tại Việt Bắc trường Trung cấp mỹ thuật được thành
lập do hoạ sỹ Tô Ngọc Vân làm Hiệu trưởng, đã đào tạo ra một thế hệ
hoạ sỹ đầu tiên cho kháng chiến, những cuộc triển lãm lớn với nhiều
tác phẩm nghệ thuật giá trị của họ như tác phẩm Bác Hồ với các cháu
thiếu nhi Trung - Nam - Bắc của hoạ sỹ Diệp Minh Châu là bức tranh
nổi tiếng mà ông vẽ bằng máu của chính mình trên lụa, là một hoạ sỹ -
một nhà điêu khắc tài ba, ông sinh năm 1919 tại Nhơn Hạnh - Bến Tre.
Tốt nghiệp trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương 1945. Tiêu biểu
cho thế hệ các hoạ sỹ miền Nam đi theo kháng chiến. Ngoài ra còn có
tác phẩm Du kích tập bắn (Nguyễn Đỗ Cung) cũng là tác phẩm nổi
tiếng ở thời kỳ này, Hành quân qua đèo (Nguyễn Như Hậu).. những
tác phẩm này đã cổ vũ lớn lao, động viên kịp thời quân dân xông lên
diệt giặc (mang giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử).
Vào giai đoạn cuối của kháng chiến chống Pháp, các hoạ sỹ tích cực
thâm nhập vào cả hai trận địa phản phong và phản đế, có người đã đổi
cả chính cuộc đời nghệ thuật như hoạ sỹ - liệt sỹ (Tô Ngọc ...