![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Nam giới nghĩ họ biết gì về các nữ quản lý?
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 121.39 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Những người trong các lĩnh vực kinh doanh nghĩ gì về vai trò của các nữ giám đốc? Câu trả lời ngắn gọn là, thái độ đã được cải thiện nhưng chưa nhiều như phái nam đã nghĩ. Trong một bài nghiên cứu của Harvard Business Review vào tháng 7 và tháng 8/1965, Garda W.Bowman, N. Beatrice Worthy, và Stephen A. Greyser đã khảo sát quan điểm của 2000 nhà quản lý (một nửa trong số họ là nam và một nửa là nữ) về chủ đề “Những nữ quản lý có phải người bình thường không?”....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nam giới nghĩ họ biết gì về các nữ quản lý? Nam giới nghĩ họ biết gì về các nữ quản lý? Những người trong các lĩnh vực kinh doanh nghĩ gì về vai trò của các nữ giám đốc? Câu trả lời ngắn gọn là, thái độ đã được cải thiện nhưng chưa nhiều như phái nam đã nghĩ. Trong một bài nghiên cứu của Harvard Business Review vào tháng 7 và tháng 8/1965, Garda W.Bowman, N. Beatrice Worthy, và Stephen A. Greyser đã khảo sát quan điểm của 2000 nhà quản lý (một nửa trong số họ là nam và một nửa là nữ) về chủ đề “Những nữ quản lý có phải người bình thường không?”. Charlotte Decker Sutton và Kriss K. Moore tiếp tục chủ đề đó trong bài báo xuất bản năm 1985 với tên “Nữ giám đốc - 20 năm sau”. Cùng hợp tác với Kris Moore, chúng tôi đã tiếp tục nơi mà dự án nghiên cứu thứ hai dừng lại, sử dụng những câu hỏi nghiên cứu tương tự và lấy mẫu nghiên cứu mới từ 286 nhà quản lý được lựa chọn ngẫu nhiên từ các tổ chức công và tổ chức tư nhân dẫn đầu. Mặc dù mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn mẫu nghiên cứu trong năm 1965 và 1985, mẫu nghiên cứu của chúng tôi là đại diện cho đa dạng dân số các nhà quản lý trong phạm vi Hoa Kỳ. Hơn bốn thập kỷ qua, những nhà nữ quản lý đã cho thấy có những sự hỗ trợ vững mạnh cho ý tưởng phụ nữ trong vai trò quản lý cấp cao, và phái nam cũng ủng hộ nhiệt tình cho ý tưởng đó. Từ năm 1965, tỷ lệ những người được hỏi nói rằng họ đồng ý với câu nói “Xét trên tổng thể, thái độ của nam giới về phái nữ giới trong vai trò quản lý là có thiện chí” đã tăng từ 35% lên đến 88%. Thực tế, trong thống kê năm 2005 của chúng tôi, câu trả của nam giới cũng lạc quan như của nữ giới. Cả nam và nữ đều có phản ứng tương tự nhau với câu nói “Tôi sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc với một phụ nữ”. Hầu hết phụ nữ tham gia trả lời như vậy, mặc dù có giảm đi đôi chút kể từ năm 1985. Về phía nam giới, 75% trong số họ đồng ý với ý kiến trên. Con số đó đã tăng đáng kể từ năm 1965 (27%) và năm 1985 (47%). Chúng ta bắt đầu thấy sự khác biệt trong quan điểm với câu nói “Xã hội kinh doanh sẽ không bao giờ chấp nhận hoàn toàn các nữ quản lý”. Mặc dù xu hướng giảm xuống thể hiện rằng niềm lạc quan đã tăng lên ở cả hai giới, nhưng sự khác biệt giữa hai nhóm hiện tại là 18,3%, trong đó phụ nữ bày tỏ ít niềm tin và sự chấp nhận hoàn toàn là một việc xa vời. Thậm chí sự khác biệt còn lớn hơn nữa trong phản ứng với câu nói: “Một người phụ nữ phải đặc biệt xuất chúng mới có thể thành công trong thế giới kinh doanh ngày nay”. Xét trên tổng thể, xu hướng giảm xuống cho cả hai giới, nhưng sự chênh lệch giữa hai nhóm rất lớn. Trong bản nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 31,7% nam giới nghĩ rằng phụ nữ phải đặc biệt xuất chúng mới có thể thành công, trong khi có đến 69,4% nữ giới nghĩ như vậy. Từ sự các điểm khác biệt - xét về khả năng chấp nhận hoàn toàn và sự đòi hỏi một năng lực đặc biệt xuất sắc của nhà quản lý nữ - cho thấy những quan điểm của nam giới là quá lạc quan. Các nữ quản lý vẫn nói họ vẫn phải đối mặt với những rào cản để đến với thành công. Nam giới thường có xu hướng không nhìn thấy những rào cản này. Nhưng hãy nhìn vào những con số: Phụ nữ chiếm ít hơn 20% số ghế trong các doanh nghiệp Fortune 500 công ty đứng đầu. Chỉ duy nhất tám công ty có CEO là nữ giới. Các nhà quản lý nam giới có thể nói những lời có vẻ đúng đắn, nhưng nếu lấy chỉ số giới trong bất kì một phòng lãnh đạo nào làm bằng chứng, thì có lẽ nam giới đã không hành động như họ nói. Dawn S. Carlson, K. Michele Kacmar, Dwayne Whitten Harvard Business Review Ngọc Trâm dịch
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nam giới nghĩ họ biết gì về các nữ quản lý? Nam giới nghĩ họ biết gì về các nữ quản lý? Những người trong các lĩnh vực kinh doanh nghĩ gì về vai trò của các nữ giám đốc? Câu trả lời ngắn gọn là, thái độ đã được cải thiện nhưng chưa nhiều như phái nam đã nghĩ. Trong một bài nghiên cứu của Harvard Business Review vào tháng 7 và tháng 8/1965, Garda W.Bowman, N. Beatrice Worthy, và Stephen A. Greyser đã khảo sát quan điểm của 2000 nhà quản lý (một nửa trong số họ là nam và một nửa là nữ) về chủ đề “Những nữ quản lý có phải người bình thường không?”. Charlotte Decker Sutton và Kriss K. Moore tiếp tục chủ đề đó trong bài báo xuất bản năm 1985 với tên “Nữ giám đốc - 20 năm sau”. Cùng hợp tác với Kris Moore, chúng tôi đã tiếp tục nơi mà dự án nghiên cứu thứ hai dừng lại, sử dụng những câu hỏi nghiên cứu tương tự và lấy mẫu nghiên cứu mới từ 286 nhà quản lý được lựa chọn ngẫu nhiên từ các tổ chức công và tổ chức tư nhân dẫn đầu. Mặc dù mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn mẫu nghiên cứu trong năm 1965 và 1985, mẫu nghiên cứu của chúng tôi là đại diện cho đa dạng dân số các nhà quản lý trong phạm vi Hoa Kỳ. Hơn bốn thập kỷ qua, những nhà nữ quản lý đã cho thấy có những sự hỗ trợ vững mạnh cho ý tưởng phụ nữ trong vai trò quản lý cấp cao, và phái nam cũng ủng hộ nhiệt tình cho ý tưởng đó. Từ năm 1965, tỷ lệ những người được hỏi nói rằng họ đồng ý với câu nói “Xét trên tổng thể, thái độ của nam giới về phái nữ giới trong vai trò quản lý là có thiện chí” đã tăng từ 35% lên đến 88%. Thực tế, trong thống kê năm 2005 của chúng tôi, câu trả của nam giới cũng lạc quan như của nữ giới. Cả nam và nữ đều có phản ứng tương tự nhau với câu nói “Tôi sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc với một phụ nữ”. Hầu hết phụ nữ tham gia trả lời như vậy, mặc dù có giảm đi đôi chút kể từ năm 1985. Về phía nam giới, 75% trong số họ đồng ý với ý kiến trên. Con số đó đã tăng đáng kể từ năm 1965 (27%) và năm 1985 (47%). Chúng ta bắt đầu thấy sự khác biệt trong quan điểm với câu nói “Xã hội kinh doanh sẽ không bao giờ chấp nhận hoàn toàn các nữ quản lý”. Mặc dù xu hướng giảm xuống thể hiện rằng niềm lạc quan đã tăng lên ở cả hai giới, nhưng sự khác biệt giữa hai nhóm hiện tại là 18,3%, trong đó phụ nữ bày tỏ ít niềm tin và sự chấp nhận hoàn toàn là một việc xa vời. Thậm chí sự khác biệt còn lớn hơn nữa trong phản ứng với câu nói: “Một người phụ nữ phải đặc biệt xuất chúng mới có thể thành công trong thế giới kinh doanh ngày nay”. Xét trên tổng thể, xu hướng giảm xuống cho cả hai giới, nhưng sự chênh lệch giữa hai nhóm rất lớn. Trong bản nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 31,7% nam giới nghĩ rằng phụ nữ phải đặc biệt xuất chúng mới có thể thành công, trong khi có đến 69,4% nữ giới nghĩ như vậy. Từ sự các điểm khác biệt - xét về khả năng chấp nhận hoàn toàn và sự đòi hỏi một năng lực đặc biệt xuất sắc của nhà quản lý nữ - cho thấy những quan điểm của nam giới là quá lạc quan. Các nữ quản lý vẫn nói họ vẫn phải đối mặt với những rào cản để đến với thành công. Nam giới thường có xu hướng không nhìn thấy những rào cản này. Nhưng hãy nhìn vào những con số: Phụ nữ chiếm ít hơn 20% số ghế trong các doanh nghiệp Fortune 500 công ty đứng đầu. Chỉ duy nhất tám công ty có CEO là nữ giới. Các nhà quản lý nam giới có thể nói những lời có vẻ đúng đắn, nhưng nếu lấy chỉ số giới trong bất kì một phòng lãnh đạo nào làm bằng chứng, thì có lẽ nam giới đã không hành động như họ nói. Dawn S. Carlson, K. Michele Kacmar, Dwayne Whitten Harvard Business Review Ngọc Trâm dịch
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
quản lý kinh doanh quản lý tài chính quản lý nhân sự quản lý thời gian nghệ thuật quản lýTài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1601 4 0 -
Giáo trình Quản lý dự án phần mềm: Phần 2 - Phạm Ngọc Hùng
216 trang 418 0 0 -
2 trang 399 9 0
-
Sử dụng vốn đầu tư hiệu quả: Nhìn từ Hàn Quốc
8 trang 344 0 0 -
26 trang 337 2 0
-
Làm thế nào để trở thành quản trị mạng
5 trang 303 0 0 -
2 trang 288 0 0
-
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC
3 trang 244 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý nhân sự và quản lý tiền lương
26 trang 215 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - Phân tích thiết kế hệ thống siêu thị
140 trang 187 0 0