Nấm mỡ - ngon và bổNấm mỡ (còn gọi là nhục tẩm, ma cô, bạch ma cô, dương ma cô...) là một trong những loại nấm ăn được người tiêu dùng rất thích không những vì hương vị thơm ngon đặc biệt mà còn vì giá trị dinh dưỡng rất cao và khả năng phòng chống bệnh tật phong phú của nó. Công thức và cách chế Nấm mỡ 200g, tôm tươi 500g, cà rốt, măng củ, hành, gừng tươi, dầu thực vật, bột đao và gia vị vừa đủ. Nấm rửa sạch, khía hình chữ thập trên mũ, chần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nấm mỡ - ngon và bổ Nấm mỡ - ngon và bổNấm mỡ (còn gọi là nhục tẩm, ma cô, bạch ma cô, dương ma cô...) là một trongnhững loại nấm ăn được người tiêu dùng rất thích không những vì hương vị thơmngon đặc biệt mà còn vì giá trị dinh dưỡng rất cao và khả năng phòng chống bệnhtật phong phú của nó.Công thức và cách chếNấm mỡ 200g, tôm tươi 500g, cà rốt, măng củ, hành, gừng tươi, dầu thực vật, bột đao vàgia vị vừa đủ. Nấm rửa sạch, khía hình chữ thập trên mũ, chần qua nước sôi, để ráo nước; tôm bóc vỏ, bỏ đầu, rửa sạch, ướp nước gừng và gia vị ; cà rốt và măng củ rửa sạch, tháimỏng. Phi hành cho thơm rồi xào lẫn tôm với cà rốt và măng trước, kế đó cho nấm vào,đun to lửa một lát là được, chế đủ gia vị.Công dụngNgười ta ước tính trong 100g nấm mỡ tươicó chứa 2,9g protid (100g khô chứa 36 -38g protid), 0,2g lipid, 2,4g glucid, 0,6gchất xơ, 0,6g chất tro, 8mg Ca, 66mg P,1,3mg Fe, 0,11mg vitamin B1, 0,16mg Nấm mỡvitamin B2, 4mg vitamin C. Ngoài ra, nấm mỡ còn chứa nhiều loại acid amine quý nhưthreonine, alanine, aspartic acid, leucine, citrulline, glycine, glutamic acid, sarcosine,proline..., nhiều nguyên tố vi lượng khác như Na, K, Mn, Zn, I, Cu...; còn có biotin,tyrosinase, agglutinin thực vật và trong thành phần lipid của nấm mỡ tỷ lệ linoleic acid làtương đối cao.Theo dinh dưỡng học cổ truyền, nấm mỡ vị ngọt, tính mát, có công dụng bổ tỳ ích khí,nhuận phế hoá đàm, tiêu thực lý khí, rất thích hợp cho những người chán ăn mệt mỏi dotỳ vị hư yếu, sản phụ thiếu sữa, viêm phế quản mạn tính, viêm gan mạn tính, hội chứngsuy giảm bạch cầu...Sách Bản thảo cương mục viết: Nấm mỡ có tác dụng “ích tràng vị,hoá đàm lý khí”. Sách Y học nhập môn thì cho rằng nấm mỡ có khả năng “duyệt thần,khai vị, chỉ tả, chỉ ẩu” (làm cho tinh thần sảng khoái, kích thích tiêu hoá, cầm ỉa chảy vàcầm nôn).Theo dược lý học hiện đại, nấm mỡ có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thươnghàn và trực khuẩn coli. Các nhà khoa học Nhật Bản đã chiết xuất từ nấm mỡ ra một chất,được gọi là PS – K, có công dụng kháng ung thư, nâng cao năng lực miễn dịch của cơthể, khảo nghiệm trên lâm sàng đối với ung thư vú và ung thư da thấy có hiệu quả khátốt. Trong vài năm gần đây, người ta cũng đã nhận thấy việc dùng nấm mỡ làm thức ănhàng ngày hoặc thường xuyên uống nước sắc loại nấm này có thể trị liệu viêm gan mạntính và chứng giảm thiểu bạch cầu, hiệu quả đặc biệt nâng cao khi dùng kết hợp với ngũvị tử, có thể đạt tới 73%. Ngoài ra, nấm mỡ còn có tác dụng làm giảm đường máu, hạnồng độ cholesterol trong huyết thanh và cải thiện chức năng tuyến tuỵ. Bởi vậy, nấm mỡlà một trong những thực phẩm lý tưởng dành cho những người bị bệnh tim mạch, đáiđường, ung thư và bệnh lý tuyến tuỵ.Trong cấu trúc món ăn còn có tôm tươi vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận, trángdương và lợi sữa ; cà rốt vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ, bổ huyết, trợ tiêu hoávà có lợi cho quá trình phát dục và măng củ vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có công dụngthanh nhiệt, lợi tiểu, hoạt huyết và tiêu đàm. Các loại thực phẩm phối hợp với nhau tạonên công dụng bồi bổ độc đáo của món ăn. ThS. Hoàng Khánh Toàn