Danh mục

NĂM MÙA CỦA NGUYỄN TƯ NGHIÊM

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.78 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kín đáo và bền bỉ, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã lặng lẽ thâm nhập vào thế giới nghệ thuật truyền thống. Lúc đầu là cái nhìn trẻ thơ trước những trò vui ngày tết: Con giống tò he, đánh vật, chọi gà, cảnh làng quê đầm ấm. Những kiến thức tuổi thơ bỗng nhiên biến khỏi ông khi ông rời gia đình - thành phố Vinh bụi bặm huyên náo những chuyến tàu .xuôi ngược để đến với trường mỹ thuật Đông Dương khóa 15 (19411946) tại Hà Nội. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NĂM MÙA CỦA NGUYỄN TƯ NGHIÊM NĂM MÙA CỦA NGUYỄN TƯ NGHIÊM NGUYỄN TƯ NGHIÊM-Tết Canh dần-bột màu trên giấy, 75x100 Kín đáo và bền bỉ, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã lặng lẽ thâm nhập vào thế giới nghệ thuật truyền thống. Lúc đầu là cái nhìn trẻ thơ trước những trò vui ngày tết: Con giống tò he, đánh vật, chọi gà, cảnh làng quê đầm ấm. Những kiến thức tuổi thơ bỗng nhiên biến khỏi ông khi ông rời gia đình - thành phố Vinh bụi bặm huyên náo những chuyến tàu xuôi ngược để đến với trường mỹ thuật Đông Dương khóa 15 (1941- 1946) tại Hà Nội. Những biến động xã hội năm 1945 cùng các bạn Bùi Xuân Phái , Dương Bích Liên, Phan Kế An, Trần Duy, Mai Văn Nam đời sinh viên của ông lại gắn liền với làng quê Đường Lâm - Mông Phụ (Sơn Tây) và lại cùng nhau đến Việt Bắc, cái nôi của cách mạng. Trên con đường tiếp nhận thẩm mỹ đầu tiên ông đã nhận ra được vẻ đẹp dân dã rút tỉa từ điêu khắc dân gian đình làng. Những tranh vẽ đầu tiên của ông vẽ người nông dân, em bé nghèo chưa hứa hẹn một điều gì cho tương lai và một điều tình cờ ông lại tìm được một con đường đi đến nghệ thuật qua năm tháng ở Đường Lâm - Mông Phụ - Nền văn hóa xứ Đoài có sức hấp dẫn đặc biệt chàng trai xứ Nghệ. Bức vẽ đầu tiên Điệu múa cổ ra đời năm 1947 được ông ghi nhận trong ký ức dai dẳng đến tận cuối đời. Hiện thục xã hội và kháng chiến đã đưa ông về với đời sống hiện đại với cái nhìn của một nghệ sĩ công dân trước thời cuộc để rồi những tác phẩm Dân quân Phù Lưu (Khắc gỗ) (1948), Tát nước chống hạn (Bột màu) (1956), Nông dân đấu tranh chống thuế (Sơn mài) (1957), Đêm giao thừa ở Hồ Gươm (sơn mài 1958) đã đưa ông vào đội ngũ những họa sĩ ý thức sáng tác nhất quán những năm 60. Một thời gian dài cho đến hôm nay Đêm giao thừa ở Hồ Gươm là một thói quen của người Hà Nội trong đêm trừ tịch 30 Tết. Dòng người đi trong niềm hân hoan, hạnh phúc, rực rỡ ánh sáng lung linh từ những ngọn cây giăng mắc. Tác phẩm Đêm giao thừa của Nguyễn Tư Nghiêm nổi tiếng bởi ông đã tìm được một hình ảnh đẹp đẽ thiêng liêng nhất của Hà Nội xưa cũ, thắm đượm tình người, tình đời cởi mở. Có lẽ sau khi đã hết tâm thực hiện trong lối vẽ Nguyễn Tư Nghiêm lại bước tiếp cuộc hành trình nhẫn nại về cội nguồn nghệ thuật dân tộc với nỗi niềm riêng tư như chỉ mình ông. Năm 1972 bộ sưu tập điêu khắc gỗ dân gian đình làng của Bảo tàng Mỹ thuật được công bố, ông như được tiếp thêm sức lực trên con đường đến với cái đẹp trong quan niệm thẩm mỹ của tiền nhân. Ông đọc được những ký hiệu ẩn tàng từ cái trần tục phóng đãng của điêu khắc đình làng, những gái quê vú vê xiêm áo tưng bừng trên từng thớ gỗ, những cảnh đánh vật chọi gà hồn nhiên trên sới ganh đua, hình khối không còn lặng lẽ trong đường viền tĩnh tại mà chuyển động xô đẩy, lệch lạc, một thứ điêu khắc Baroque của Việt Nam, thật hiếm hoi đã xuất hiện vào cuối thế kỷ 17 đầy biến động trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam. Nghệ thuật của Nguyễn Tư Nghiêm là nghệ thuật bác học bởi ông bỏ rất nhiều công sức đi tìm vẻ đẹp từ điêu khắc đình làng thô kệch đến mỹ thuật uyển nhã sang trọng của thời Lý Trần. Từ cái lực lưỡng điêu khắc thời Lê đến lối biến hóa đầy sinh động trong không gian quyền quý Nghệ thuật Nguyễn. Và sau khi thâm nhập vào thế giới cổ đại đó ông đã sáng tạo một cách trôi chảy biểu đạt nhũng nhân vật sau bao lớp sương mù của lịch sử, ông đã làm người xem phải trăn trở, suy nghĩ không thể lãnh đạm trước những tác phẩm Điệu múa cổ, Thánh Gióng, Kiều, 12 con giáp... Điệu múa cổ là một đề tài ám ảnh ông từ rất sớm khi ông còn tuổi hoa niên. Nhưng nó chỉ được xuất hiện với tư cách là một tác phẩm hoàn chỉnh vào năm 1956. Đó là tập hợp về một nhịp điệu được rút ra từ nghệ thuật cung đình Huế, hoặc bóng dáng cô gái quê bước ra từ điêu khắc đình làng với những biến tấu, vũ điệu, động tác. Đoàn người có trẻ, có già, đàn ông, đàn bà được tạo bởi một hệ thống hình nét đặc trưng Nguyễn Tư Nghiêm. Tiết tấu vấn vít, nhịp nhàng chuyển động trong một vòng tròn luân vũ âm thầm. Những đôi chân như quyện vào nhau, hình thể dáng người nhạt nhòa, chơi vơi như trong điệu múa Chạy đàn của nhà Phật không biết đến không gian thời gian... Màu trắng phấn trên những nét mặt thiếp đi miên man phản ánh giấc mơ của con người về thế gian, tò mò, rụt rè vừa chân thực, vừa siêu thực trong một vũ điệu luân hồi. Những đường kỷ hà gấp khúc trên quần áo nhân vật, những hình nét chồng chéo, xô đẩy quấn quýt của một cuộc lộng vũ như không bao giờ kết thúc. Ông cũng là họa sĩ độc đáo sử dụng sơn mài và bột màu thành thạo. Hiếm khi thấy ông vẽ sơn dầu và vẽ lụa. Bột màu dưới tay ông được biến hóa lạ thường, một bộ 12 con giáp là một bằng chứng cho lối vẽ bậc thầy trên bột màu giản dị. Những con vật tiêu biểu cho tính cách của con người. Mỗi độ xuân về ông lại khai bút vẽ con vật của năm đó với hình hài dũng mãnh, uyển chuyển, ngộ nghĩnh. Ta tìm thấy ý tứ chuyển dịch của một năm, từ tốn cách điệu cao, bột màu trong trẻo, nguyên sắc. 12 cung trong vòng tròn dịch lý, thời khắc trong năm, màu tung tẩy ứng vớ ...

Tài liệu được xem nhiều: