Danh mục

Nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 430.28 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở phân tích hiện trạng nguồn nhân lực Du lịch của Việt Nam, bằng các dữ liệu thứ cấp và kết quả khảo sát nội dung, chương trình, tổ chức đào tạo chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của một số sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch, các doanh nghiệp du lịch và cơ sở đào tạo nhân lực du lịch hiện nay, bài viết "Nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam" đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng 4.0 trong phát triển Du lịch của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CỦA VIỆT NAM PGS, TS. Bùi Xuân Nhàn Trường Đại học Thương mạiTÓM TẮT Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển của thế giới đang bướcsang trang mới với những thành tựu có tính đột phá, trong đó yếu tố đóng vai trò trung tâm quyếtđịnh sự biến đổi về chất của nền kinh tế chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Mặc dù ngành Dulịch Việt Nam trong những năm vừa qua có bước phát triển khá nhanh, song trong bối cảnh Cộngđồng kinh tế ASEAN đã chính thức ra đời từ cuối năm 2015, ngành Du lịch Việt Nam đang gặpnhững thách thức không nhỏ về nhiều mặt, trong đó đặc biệt là vấn đề nhân lực chất lượng cao.Nhân lực ngành Du lịch có vai trò quyết định không chỉ cho riêng sự phát triển du lịch mà còn gópphần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của đất nước. Nhiều năm qua, ngành Du lịch đã cónhững cố gắng huy động cộng đồng, các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của quốc tế cho phát triểnnhân lực và đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyếtnhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Trên cơ sở phân tích hiện trạng nguồn nhân lực Du lịchcủa Việt Nam, bằng các dữ liệu thứ cấp và kết quả khảo sát nội dung, chương trình, tổ chức đào tạochất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của một số sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch, các doanhnghiệp du lịch và cơ sở đào tạo nhân lực du lịch hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng4.0 trong phát triển Du lịch của Việt Nam.Từ khóa: Nâng cao chất lượng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo các số liệu được công bố trong bản Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch năm 2019 củaWEF [4]với 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Việt Nam có chỉ số về nguồn nhân lực vàthị trường lao động đứng thứ 47 (sau các nước ASEAN khác là Singapore thứ 5, Malaysia thứ 15,Thái Lan thứ 27, Philippin thứ 37, Indonesia thứ 44). Các nguồn lực tự nhiên và văn hóa khá cao,đứng thứ 26 (so với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam cũng đứng trong tốp 3 nước hàngđầu, sau Indonesia thứ 18, Thái Lan thứ 21). Nhìn chung, với lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên dulịch phong phú cả tự nhiên và văn hóa nên Việt Nam có điều kiện tham gia và cung ứng tất cả cácloại hình sản phẩm du lịch chung của ASEAN, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch ViệtNam hiện nay và tranh thủ được các nguồn khách nối tour trong khu vực. Với những sản phẩm dulịch đặc thù hoặc có tiềm năng lớn của Việt Nam như du lịch thăm lại chiến trường xưa, du lịchthám hiểm hang động sẽ góp phần tăng thêm sức hấp dẫn của du lịch khu vực ASEAN nói chung vàkhả năng kết nối khách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và ngược lại. Đánh giá một cáchtổng quan có thể thấy các sản phẩm du lịch của Việt Nam có sức cạnh tranh khá cao so với nhiềunước trong khu vực ASEAN nếu xét trên các yếu tố đa dạng về tài nguyên du lịch, mức độ hấp dẫncủa cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử và các di sản. Các yếu tố khác đặc biệt là về conngười và tổ chức thực hiện sản phẩm lại chỉ ở mức độ trung bình khá trong khu vực. Đây chính làthách thức lớn với ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Thời gian qua đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo và nâng cao chất lượngnguồn nhân lực du lịch như: ―Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hộinhập quốc tế” của TS Đoàn Mạnh Cương; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bốicảnh hội nhập của TS phạm Trung Lương... và cũng đã có khá nhiều bài viết đăng trong các kỷ yếuhội thảo khoa học về chủ đề này như:Kỷ yếu hội thảo khoa học, Phát triển du lịch trong cách mạngcông nghiệp 4.0, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2018; kỷ yếu hội thảo khoa họccủa Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu, Trường Đại học Văn Hiến về đào tạo và nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam…Các công trình khoa học này đã đề cập khá sâu về thựctrạng nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam, các yêu cầu đặt ra với nguồn nhân lực du lịch trongcách mạng công nghiệp lần thứ tư và đề xuất được khá nhiều giải pháp, kiến nghị nâng cao chấtlượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực du lịch của Việt Nam trong bối cảnh mới. Bài viết này sẽ 159kế thừa một số kết quả của các công trình nghiên cứu trên để đánh giá thực trạng đào tạo nhân lựcdu lịch trình độ đại học của các cơ sở đào tạo trên địa bàn Hà Nội thời gian qua.2. HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CỦA VIỆT NAM Từ các dữ liệu thứ cấp là cácsố liệu thống kê, báo cáo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch[1]; báo cáo của các doanh nghiệp/tổ chức và các cơ sở đào tao du lịch cho thấy được bức tranh vềhiện trạng nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam như sau: Về số lượng nhân lực: Hiện nay cả nước có khoảng 2.250.000 người lao động trong ngànhdu lịch, trong đó lao động trực tiếp khoảng trên 750.000 người được phân theo vị trí việc làm nhưsau: Nhân lực làm việc tại các cơ sở lưu trú chiếm 44,64% (lễ tân: 6,97%; phục vụ buồng: 13,02%;phục vụ bàn, bar: 16,28%; nhân viên chế biến món ăn: 8,37%); nhân lực làm việc trong các doanhnghiệp lữ hành chiếm 12,08% (hướng dẫn viên du lịch: 6,04%; nhân viên lữ hành, đại lý du lịch:6,04%); nhân lực quản trị doanh nghiệp chiếm 0,63%; nhân lực quản lý nhà nước: 0,63%; nhân viênkhác (bán hàng, marketing…) chiếm khoảng 36,25%. Về trình độ đào tạo: Đối với đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, lực lượng lao động trongngành chủ yếu có trình độ dưới sơ cấp (đào tạo nghề dưới 3 tháng) chiếm khoảng 54,6%; đào tạo sơcấp khoảng 17,8%; trung cấp khoảng 15,2%; ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: