Danh mục

Nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học - trường Đại học Thủ đô Hà Nội đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 305.53 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuẩn đầu ra Tiếng Anh của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học cần đạt là bậc 3/6 với hệ chuẩn, bậc 4/6 với hệ chất lượng cao nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh về vị trí việc làm trên thị trường lao động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học - trường Đại học Thủ đô Hà Nội đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 23/2018 107<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN<br /> NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC  TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ<br /> NỘI ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO<br /> <br /> Trần Thị Hà Giang<br /> Trường Đại học Thủ đô Hà Nội<br /> <br /> <br /> Tóm tắt: Chuẩn đầu ra Tiếng Anh của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học cần đạt là bậc<br /> 3/6 với hệ chuẩn, bậc 4/6 với hệ chất lượng cao nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh<br /> về vị trí việc làm trên thị trường lao động. Tuy nhiên, thực trạng dạy và học Tiếng Anh,<br /> Tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học hiện nay còn nhiều bất<br /> cập, cần đưa ra các giải pháp phù hợp để có thể đạt được kết quả như mong muốn.<br /> Từ khoá: Dạy học Tiếng Anh, dạy học Tiếng Anh chuyên ngành, Giáo dục Tiểu học.<br /> <br /> Nhận bài ngày 05.5.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 18.5.2018<br /> Liên hệ tác giả: Trần Thị Hà Giang; Email: tthgiang@daihocthudo.edu.vn<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> Trong bối cảnh toàn cầu hoá sâu rộng như hiện nay, yêu cầu sinh viên (SV) ra trường<br /> phải thành thạo một ngoại ngữ nào đó nói chung, có năng lực sử dụng ngoại ngữ phục vụ<br /> các hoạt động nghề nghiệp nói riêng là bức thiết. Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội<br /> về năng lực tiếng Anh của SV ngành Giáo dục Tiểu học (GDTH), chuẩn đầu ra (CĐR) đã<br /> được thiết kế ở mức tương đối cao nhằm tạo cho SV động lực cố gắng và kì vọng sự vượt<br /> trội của sản phẩm sau tốt nghiệp. Theo đó, CĐR môn Tiếng Anh các hệ đào tạo ngành<br /> GDTH hướng đích chung là SV ra trường có thể giao tiếp tự tin trong môi trường làm việc<br /> ở các trường Tiểu học có đồng nghiệp là người nước ngoài; SV có năng lực khai thác<br /> thông tin, tham khảo tài liệu học thuật bằng tiếng Anh phục vụ việc xây dựng bài học; SV<br /> có thể dạy một số môn học/ tiết học và tổ chức một số hoạt động giáo dục bằng tiếng Anh.<br /> SV ngành GDTH có lợi thế đầu vào khối D (tuyển sinh môn Tiếng Anh nhân hệ số 2),<br /> có định hướng nghề nghiệp tốt và nhận thức được việc học tốt môn Tiếng Anh sẽ có ưu thế<br /> cạnh tranh vị trí việc làm khi ra trường. Tuy nhiên, thực tế việc dạy và học các học phần<br /> Tiếng Anh cho SV ngành GDTH hiện nay còn nhiều vấn đề cần bàn, nhiều công đoạn cần<br /> điều chỉnh... nhằm giúp SV đạt CĐR và có đủ trình độ, năng lực để cạnh tranh những vị trí<br /> việc làm có mức lương khởi điểm cao ở các trường quốc tế.<br /> 108 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br /> <br /> <br /> Vì các lí do trên, trong khuôn khổ bài viết này, tôi nghiên cứu thực trạng và đề xuất<br /> một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn Tiếng Anh cho SV ngành GDTH của<br /> trường Đại học Thủ đô Hà Nội nhằm đáp ứng được CĐR trước khi ra trường.<br /> <br /> 2. NỘI DUNG<br /> <br /> 2.1. Chuẩn đầu ra môn Tiếng Anh trong Chương trình đào tạo SV Tiểu học<br /> Từ năm 2012, CĐR trong đào tạo sinh viên ngành GDTH lần đầu tiên được xây dựng<br /> và phần diễn đạt dành cho năng lực Tiếng Anh của người học đến nay đã nhiều lần được<br /> điều chỉnh.<br /> CĐR Tiếng Anh đối với sinh viên hệ Cao đẳng chính qui khoá 20122015 được diễn<br /> đạt như sau: “Có năng lực hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và<br /> trừu tượng, kể cả những trao đổi kĩ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân; Năng<br /> lực giao tiếp trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ; Kĩ năng viết được các văn bản với<br /> nhiều chủ đề khác nhau”.<br /> Từ khoá 20132016, được chiều chỉnh: “Đạt được kiến thức ở trình độ sơ trung cấp;<br /> Phát triển cấu trúc ngữ pháp qua một số ngữ cảnh khác nhau như thói quen, quan sát người<br /> xung quanh, câu chuyện về đời người, trắc nghiệm một số kiến thức cơ bản, tình huống<br /> khó xử...; Củng cố và mở rộng vốn từ, cấu trúc câu, các thành ngữ. Có thể nghe nói xoay<br /> quanh một số chủ đề thông thường trong cuộc sống hằng ngày như nói về thời gian, sắp<br /> xếp cuộc hẹn...; Củng cố và phát triển kĩ năng viết qua các loại hình bài tập từ đơn giản<br /> đến phức tạp như sử dụng từ nối để liên kết câu, viết thư có tính chất cá nhân...; Củng cố<br /> và phát triển khả năng phát âm và hiểu thêm về nguyên âm, phụ âm trong tiếng Anh, phiên<br /> âm quốc tế, trọng âm từ, câu, ngữ điệu lên xuống trong câu trần thuật và câu hỏi”.<br /> Từ năm 2015, lần đầu tiên yêu cầu về CĐR Tiếng Anh của SV ngành GDTH cần cao<br /> hơn so với SV các ngành khác (trừ SV chuyên ngành Tiếng Anh) lần đầu tiên được đề cập<br /> và đưa vào CĐR khoá 20152018. Nội dung được điều chỉnh như sau: “Có khả năng sử<br /> dụng tiếng Anh trong giảng dạy bộ môn, trong giao tiếp với các đồng nghiệp nước ngoài<br /> về chuyên môn và những vấn đề xã hội thông thường;SV đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4/6<br /> theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậcdùng cho Việt Nam hoặc tương đương”.<br /> Năm 2016, điều chỉnh theo hướng đạt ngưỡng chuẩn qui định: “Đạt bậc 3 theo khung<br /> năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương trình độ: B1 theo khung tham<br /> chiếu Châu Âu); đối với hệ CL ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: