Danh mục

Nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hưng Yên

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với việc phân tích khá chi tiết thực trạng chất lượng dòng vốn theo hai nội dung là cấu trúc dòng vốn và tác động của dòng vốn FDI đến phát triển kinh tế – xã hội – kỹ thuật của tỉnh Hưng Yên, tác giả phát hiện được những bất cập liên quan đến chất luợng dòng vốn FDI vào Hưng Yên. Từ đó tác giả đưa ra một số khuyến nghị định hướng “mở” để thu hút dòng vốn FDI có chất lượng trong thời gian tới đối với địa phương có định hướng phát triển theo hướng bền vững như Hưng Yên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hưng Yên NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH HƯNG YÊN NCS. Bùi Huy Cường1 Tóm tắt: Nhìn lại quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sau hơn 30 năm (1998– 2018) của Việt nam đã đạt được nhiều kết quả theo hướng tích cực. Tuy nhiên, chất lượng dòng vốn FDI vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển đất nước. Dựa trên góc độ nghiên cứu chất lượng dòng vốn FDI là thuộc tính bên trong của dòng vốn, từ đó xác định nội hàm cấu thành chất lượng dòng vốn và bộ tiêu chí đánh giá đứng trên góc độ địa phương tiếp nhận dòng vốn. Với việc phân tích khá chi tiết thực trạng chất lượng dòng vốn theo hai nội dung là cấu trúc dòng vốn và tác động của dòng vốn FDI đến phát triển kinh tế – xã hội – kỹ thuật của tỉnh Hưng Yên, tác giả phát hiện được những bất cập liên quan đến chất luợng dòng vốn FDI vào Hưng Yên. Từ đó tác giả đưa ra một số khuyến nghị định hướng “mở” để thu hút dòng vốn FDI có chất lượng trong thời gian tới đối với địa phương có định hướng phát triển theo hướng bền vững như Hưng Yên. Từ khoá: đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng dòng vốn, phát triển bền vững, Hưng Yên. 1. GIỚI THIỆU Thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment–FDI) đã trở thành xu thế khách quan trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và FDI được nhìn nhận như là một trong những nhân tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. Tất cả các nước trên thế giới đều cạnh tranh để thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách không ngừng cải thiện môi trường đầu tư quốc gia, tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Trong bối cảnh đó, việc Việt nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đàm phán, ký kết các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đã tạo ra làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào Việt nam. Nhiều quốc gia và các nhà đầu tư quan tâm đến Việt nam và đã đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế. Sau hơn 30 năm tiếp nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ năm 1998 đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội (KTXH) của Việt Nam. “Tính đến hết năm 2018, cả nước có 22.509 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 293,25 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế đạt hơn 154,54 tỷ USD (bằng gần 53% tổng vốn đăng ký). FDI đóng góp vào GDP liên tục tăng, năm 1992 chiếm 2% GDP, thì đến năm 2018 trên 17%; FDI nộp ngân sách tăng bình quân 24%/ năm; Tỷ trọng xuất khẩu của FDI liên tục tăng, năm 2018 chiếm 67,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; FDI đã tạo việc làm cho khoảng 2,8 triệu lao động trực tiếp” (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018). Dòng vốn FDI không chỉ có những đóng góp trực tiếp, mà còn có tác động lan tỏa đến các yếu tố khác của nền kinh tế, như kích thích thu hút nguồn lực đầu tư trong nước, tăng sức cạnh tranh, đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện và 1 Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Email: bhcuong676@gmail.com. 778 môi trường thuận lợi cho các DN trong nước từng bước tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi suy thoái, chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid–19, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của các nước có xu thế gia tăng đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến các dòng vốn đầu tư vào Việt nam. Giai đoạn phát triển kinh tế trước đây, chúng ta tìm mọi cách để thu hút vốn FDI càng nhiều càng tốt, thu hút bằng mọi giá và như vậy mục tiêu thu hút đó chỉ nhấn mạnh đến sự gia tăng về số lượng các dự án, về vốn đăng ký, vốn thực hiện, đối tác đầu tư…mà chưa chú trọng đến chất lượng, hiệu quả của vốn FDI. Chuyển sang giai đoạn mới, việc tiếp tục tìm các biện pháp thu hút vốn FDI để phát triển vẫn là điều tất yếu và đóng vai trò hết sức quan trọng trong tổng vốn cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, việc thu hút dòng vốn FDI cần có cách tiếp cận mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế, quan trọng về số lượng nhưng phải chú trọng đến chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn FDI. Tăng cường thu hút vốn FDI cần được xem xét dưới giác độ phát triển bền vững, phù hợp với mục tiêu của chiến lược kinh tế – xã hội của cả nước, của từng ngành, vùng lãnh thổ và riêng một địa phương cụ thể. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cho thấy cần có sự điều chỉnh về chính sách nhằm thu hút dòng vốn FDI có chất lượng với mục tiêu nâng cao chất lượng dòng vốn FDI, nhằm phát huy hiệu quả đóng góp của FDI đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. 2. CHẤT LƯỢNG DÒNG VỐN FDI Có nhiều định nghĩa khác nhau về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có thể hiểu “dòng vốn FDI vào địa phương là dòng vốn mà nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển tiền, công nghệ… vào địa phương, đồng thời nằm quyền quản lý, điều hành với mục đích thu được lợi ích kinh tế từ địa phương tiếp nhận đầu tư. Dòng vốn FDI được thể hiện dưới dạng các dự án do nhà đầu tư nước ngoài chuyển đến được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép” (Bùi Huy Cường, 2019) Có thể xem xét dòng vốn FDI được đánh giá trên hai mặt số lượng và chất lượng: – Mặt số lượng: là biểu hiện bề ngoài của dòng vốn FDI, thể hiện quy mô và tốc độ tăng của đầu vào và đầu ra của dòng vốn FDI. Quy mô và tốc độ tăng đầu vào của dòng vốn vào địa phương được thể hiện cụ thể ở sự gia tăng (quy mô và tốc độ) của số lượng dự án, số nhà đầu tư, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương; sự gia tăng tỷ trọng vốn FDI so với tổng vốn đầu tư của địa phương trong một thời kỳ n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: