Danh mục

Nâng cao chất lượng giảng dạy học phần 'Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán' trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 791.67 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các học phần phương pháp giảng dạy bộ môn đóng vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo ở các trường sư phạm. Bài viết trình bày về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học học phần “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với Toán”, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng giảng dạy học phần “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán” trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN “PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI TOÁN” TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Lương Thị Minh Thủy Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế luongthiminhthuy@dhsphue.edu.vn Tóm tắt: Các học phần phương pháp giảng dạy bộ môn đóng vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo ở các trường sư phạm. Vì vậy, nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần này là một việc làm cần thiết. Bài viết trình bày về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học học phần “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với Toán”, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên mầm non. Từ khóa: Chất lượng giảng dạy, phương pháp làm quen với Toán, giáo viên mầm non. 1. MỞ ĐẦU Giáo dục và đào tạo là một trong những ngành đón nhận nhiều nhất sự tác động từ làn sóng tiến bộ của khoa học và công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ đã đem lại thách thức mới cho giáo dục Việt Nam, đòi hỏi những nỗ lực hết mình để theo kịp thời đại và để có thể cùng tham gia vào quá trình “kinh tế tri thức”. Trường đại học có thể cung cấp cho học viên những gì trong thời đại 4.0? Câu hỏi được đặt ra khi trường đại học là nơi dẫn dắt tư duy và tạo động lực cho sinh viên. Do đó, cần định vị cụ thể cách thức, phương pháp của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, sự thay đổi về quan niệm, về tư duy của quá trình dạy và học là một trong những yếu tố then chốt để tiến tới đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nói chung và đổi mới theo hướng giáo dục 4.0 nói riêng. Đứng trước xu thế của sự phát triển, phương pháp giảng dạy ở trường đại học cũng phải đổi mới mạnh mẽ. Việc tìm kiếm một phương pháp giảng dạy mới để nâng cao chất lượng giáo dục đại học trước sự đột phá của cách mạng 4.0 là một điều trăn trở của những con người quan tâm tới sự nghiệp giáo dục. Ðội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thành công đổi mới giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện nay, vai trò của người giáo viên trong nhà trường mầm non, phổ thông lại càng có ý nghĩa quan trọng. Đội ngũ giáo viên luôn là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là nhân tố chủ đạo quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo viên luôn được xem là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trong đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 là việc làm hết sức cần thiết. 2. HỌC PHẦN “PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI TOÁN” TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON “Cho trẻ làm quen với toán” là một hoạt động không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các trường mầm non. Vì vậy, “phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán” là học phần bắt buộc trong tất cả các chương trình đào tạo giáo viên mầm non ở bất kỳ trình độ nào. Tại 226 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, học phần này gồm 03 tín chỉ, thuộc khối kiến thức chuyên ngành, tính chất lý thuyết, giới thiệu những kiến thức lý luận về biểu tượng toán học sơ đẳng cần hình thành cho trẻ, giúp sinh viên nhận thức được vai trò, nhiệm vụ và các nguyên tắc của hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với Toán. Qua đó, hiểu được nội dung và nắm vững phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với Toán. Hình thành và rèn luyện kỹ năng thiết kế giáo án, xây dựng bài giảng và tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với Toán. Kỹ năng chuẩn bị đồ dùng đồ chơi trong hoạt động làm quen với Toán. Kỹ năng làm việc theo nhóm và thuyết trình. Thời gian thực hiện là học kỳ 5 của khóa học, là thời điểm mà sinh viên bắt đầu tiếp cận sâu vào việc tìm hiểu về giáo dục mầm non, về phương pháp tổ chức các hoạt động ở trường mầm non trong đó có hoạt động học. Vì vậy, vai trò của học phần không chỉ giới hạn trong “hoạt động làm quen Toán” mà còn tác động mạnh mẽ đến ý thức nghề nghiệp, đến thái độ học tập của sinh viên. Trong năm học 2016-2017, kết quả đánh giá học phần “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với Toán” là: 8% sinh viên nhận điểm F (điểm từ 0-3,9), 0% sinh viên nhận điểm D (điểm từ 4,0-5,4), 1,26% điểm C (điểm từ 5,5-6,9), 80,82% điểm B (điểm từ 7,0-8,4) và 9,92% điểm A điểm từ 8,5-10). Kết quả này cho thấy, số sinh viên đạt loại khá giỏi rất cao (trên 90%). Số sinh viên còn lại phần nhiều là điểm không đạt (điểm F), qua tìm hiểu thì đa phần l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: