Danh mục

Nâng cao chất lượng giảng dạy ở bậc đại học bằng sự phối hợp liên hệ thực tiễn và các yếu tố sư phạm khác

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 561.40 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đã có nhiều đề tài khoa học đề cập đến những phương pháp giảng dạy mới với hy vọng sẽ khắc phục những hạn chế của phương pháp giảng dạy truyền thống (còn được gọi là Phương pháp thuyết trình). Tuy nhiên, dù bất kỳ phương pháp nào, bất kỳ môn học nào và đối tượng học nào thì việc liên hệ thực tiễn trong các bài giảng vẫn là yếu tố vô cùng quan trọng trong dạy học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng giảng dạy ở bậc đại học bằng sự phối hợp liên hệ thực tiễn và các yếu tố sư phạm khác NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY Ở BẬC ĐẠI HỌC BẰNG SỰ PHỐI HỢP LIÊN HỆ THỰC TIỄN VÀ CÁC YẾU TỐ SƯ PHẠM KHÁC Tán Văn Hậu*, Nguyễn Cao Hiền Khoa Công nghệ Hóa học, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM * Email: hautv@cntp.edu.vnTÓM TẮT Đã có nhiều đề tài khoa học đề cập đến những phương pháp giảng dạy mới với hy vọngsẽ khắc phục những hạn chế của phương pháp giảng dạy truyền thống (còn được gọi là Phươngpháp thuyết trình). Tuy nhiên, dù bất kỳ phương pháp nào, bất kỳ môn học nào và đối tượnghọc nào thì việc liên hệ thực tiễn trong các bài giảng vẫn là yếu tố vô cùng quan trọng trongdạy học. Liên hệ thực tiễn (LHTT) không chỉ giúp người học tiếp cận tri thức một cách hiệuquả, chân thực mà còn gây hứng thú tạo thêm niềm tin cho người học. Mặt khác, LHTT cònphản ánh vốn kiến thức của giảng viên về lĩnh vực khoa học đó.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tìm kiếm một phương pháp giảng dạy mới để góp phần nâng cao chất lượng giáo dụcđại học tại Việt Nam đang là điều trăn trở của những ai quan tâm đến sự nghiệp trồng người -từ các cơ quan quản lý giáo dục, lãnh đạo các trường đại học đến các giảng viên trực tiếp đứnglớp. Thực tiễn cho thấy không có một phương pháp dạy học nào là “toàn năng”. Nói cáchkhác, không thể tìm thấy một phương pháp giảng dạy tối ưu để áp dụng cho mọi bài giảng.Thông thường trong mỗi bài giảng thầy giáo phải kết hợp nhiều phương pháp và tùy thuộc vàomỗi nhóm đối tượng học người thầy phải thay đổi “hàm lượng” các phương pháp để kiến thứcđược chuyển tải đến người học hiệu quả nhất [2]. Lí luận liên hệ với thực tiễn là một yêu cầu có tính nguyên tắc trong dạy học được rútra từ luận điểm triết học: Thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lí. Chủtịch Hồ Chí Minh đã viết: Thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản củachủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lí luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Líluận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông. Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Báclà người có quan điểm và hành động chiến lược vượt tầm thời đại. Về mục đích việc học Bácxác định rõ: học để làm việc. Còn về phương pháp học tập Người xác định: Học phải gắn liềnvới hành; học tập suốt đời; học ở mọi nơi, mọi lúc, mọi người. Quan điểm này được Ngườinhấn mạnh: Học để hành: Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành màkhông học thì không trôi chảy. Vấn đề này đã được cụ thể hoá và quy định trong Luật giáodục nước ta (năm 2005). Tại chương 1, điều 3, khoản 2: Hoạt động giáo dục phải được thựchiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắnliền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Trong cuốn “ Những nguyên tắc trong giảng dạy” của nhà nghiên cứu giáo dục UlrichLipp đã kết luận: “Giờ giảng tốt thường được bắt đầu từ thực tiễn và kết thúc bằng thực tiễn”[4]. Những gì được dạy trên lớp phải gắn với cuộc sống bên ngoài, ở quá khứ, hiện tại vàtương lai của người học. Khi người học thấy rõ lợi ích của việc học, họ sẽ tiếp thu bài tốt hơn,học tập trung hơn. Sau khởi đầu thuận lợi, người dạy có thể đưa ra phần lý thuyết như địnhnghĩa, giải thích, quy tắc… Đến cuối bài, người dạy cần phải thiết lập lại mối liên hệ giữa bàihọc với thực tế của người học. Bài học được bắt đầu bằng thực tiễn và kết thúc cũng bằng thựctiễn, như thế mới đảm bảo được việc học đi đôi với hành. 53 Một giờ giảng tốt, có hiệu quả cần gợi mở và thu hút người học bằng những câu hỏi liênquan đến thực tế công việc của họ, cung cấp cho họ kiến thức mới về lý thuyết và kết thúc bằngcác yêu cầu rất thực tế.2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP2.1. Thực trạng Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động và TBXH cung cấp cuối năm 2015, có gần 60%sinh viên ra trường đang làm việc trái với chuyên ngành được đào tạo, điều này một phần tráchnhiệm thuộc về công tác giáo dục và hướng nghiệp, nói cách khác là trong nền giáo dục đại họccủa chúng ta hiện nay đang có sự “lệch pha” giữa lý luận và thực tiễn. Trong một khảo sát gần đây ở các trường đại học với câu hỏi “Việc liên hệ thực tiễn trongcác bài giảng có làm bạn hài lòng?” Phần lớn câu trả lời cho thấy yêu cầu kiến thức lý thuyếttrong mỗi tiết giảng là rất lớn nên thời lượng dành cho phần LHTT thường ít. Đa số sinh viênchưa thật sự hài lòng [1]. Đã có nhiều ý kiến cho rằng: Để có thời gian liên hệ thực tế, nội dung bài giảng nên đượccắt giảm và chỉ tập trung vào những nội dung thực sự cần thiết. Thực tế cho thấy, giờ học ởViệt Nam hiện nay phải truyền đạt quá nhiều nội dung, vì vậy mà mỗi giáo viên cần phải linhhoạt trong việc chọn lọc điều gì là có ích nhất cho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: