Danh mục

Nâng cao chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương: Thực trạng và giải pháp của trường Đại học Hùng Vương

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 572.12 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nâng cao chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương: Thực trạng và giải pháp của trường Đại học Hùng Vương đánh giá thực trạng hoạt động KH&CN của Trường Đại học Hùng Vương giai đoạn 2017-2021 sau khi thực hiện các chiến lược ngắn hạn, trung hạn và đồng bộ các giải pháp trọng tâm, từ đó làm cơ sở để đề xuất các định hướng và giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương: Thực trạng và giải pháp của trường Đại học Hùng Vương Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |217 NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƢƠNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦATRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG TS. Ngô Thế Long, TS. Đỗ Tùng, ThS. Trần Anh Tuấn, ThS. Cù Văn Đông Trường Đại học Hùng Vương Tóm tắt: Trường Đại học Hùng Vương là trường đại học công lập đa ngành, xây dựng và hoạt động theo định hướng ứng dụng. Giai đoạn 2017-2021, Nhà trường đã triển khai mạnh mẽ các giải pháp có tính trọng tâm cho hoạt động khoa học và công nghệ, và đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của không chỉ riêng Phú Thọ mà cả các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc, từng bước khẳng định được uy tín, thương hiệu. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa, tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, và khi cơ chế tự chủ đại học đang dần trở thành xu thế tất yếu, Nhà trường cần có các giải pháp kịp thời để thích ứng và phát triển. Các giải pháp cần được quan tâm có chiều sâu như: Hoàn thiện cơ chế chính sách, hoạt động của các nhóm nghiên cứu, tăng cường tiềm lực đội ngũ nghiên cứu khoa học, đầu tư cơ sở vật chất, công tác thông tin khoa học, tăng cường tính tự chủ của các đơn vị, và đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học và công nghệ. Từ khóa: Đại học Hùng Vương, địa phương, giải pháp, nghiên cứu khoa học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Đại học Hùng Vương thành lập năm 2003 trên cơ sở của Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ - có bề dày truyền thống 60 năm. Nhà trường có sứ mạng là trường đại học công lập đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng ứng dụng; là trung tâm nghiên cứu khoa học hiện đại và chuyển giao công nghệ tiên tiến, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của tỉnh Phú Thọ và cả nước. Ngay từ ngày đầu nâng cấp lên đại học, Nhà trường đã xác định việc phát triển đội ngũ chất lượng cao, cùng với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại là then chốt để phát triển. Hiện tại, Nhà trường có hơn 400 cán bộ, giảng viên, trong đó có 1 Giáo sư, 13 Phó giáo sư và 68 Tiến sĩ, 255 Thạc sĩ và gần 50 Nghiên cứu sinh đang học tập trong nước và nước ngoài. Về tổ chức bộ máy, Nhà trường có 9 Khoa, 06 Phòng, 06 Trung tâm, 01 Viện nghiên cứu và 01 Trạm. Nhà trường đào tạo 38 ngành Đại học và 08 ngành Sau Đại học với quy mô gần 9.000 học viên, sinh viên [1]. Trường Đại học Hùng Vương đã xây dựng và hoạt động theo định hướng ứng dụng, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực lân cận. Nhà trường đã và đang thực hiện tốt sứ mạng của mình, đóng góp một phần không nhỏ trong việc đào 218| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tạo, cung ứng nguồn nhân lực cho các tỉnh, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ cho địa phương [2]. Giai đoạn đầu mới thành lập, nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) là phục vụ sự nghiệp đào tạo của Trường. Trong giai đoạn 5 năm gần đây (2017- 2021), Trường Đại học Hùng Vương quyết liệt thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động KH&CN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, nâng cao vị thế và uy tín của Nhà trường, trong đó có một số giải pháp trọng tâm như: (1) Ban hành và thực hiện các chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về hoạt động KH&CN. Định kỳ có tổng kết, phân tích ưu nhược điểm và đề xuất cho giai đoạn tiếp theo; (2) Giảm số lượng đề tài/dự án cấp Cơ sở, tăng kinh phí thực hiện cho mỗi nhiệm vụ để đạt được sản phẩm khoa học / ứng dụng cuối cùng; (3) Chú trọng thực hiện có chất lượng các nhiệm vụ cấp Tỉnh/Bộ/Nhà nước để tăng nguồn thu và uy tín của Nhà trường; (4) Có chính sách khen thưởng mạnh mẽ các bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và quốc tế có uy tín, do đó số lượng công bố tăng mạnh so với giai đoạn trước; (5) Tổ chức nhiều Hội thảo Quốc gia, Quốc tế, thu hút sự tham gia của của đông đảo các nhà quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nước; (6) Cải thiện mạnh mẽ về chất lượng và hình thức của Tạp chí KH&CN theo hướng tiếp cận Quốc gia và Quốc tế; (7) Xây dựng các nhóm nghiên cứu chuyên ngành để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có chất lượng [3]. Bài viết nhằm đánh giá thực trạng hoạt động KH&CN của Trường Đại học Hùng Vương giai đoạn 2017-2021 sau khi thực hiện các chiến lược ngắn hạn, trung hạn và đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: