Danh mục

Nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông nhìn từ góc độ dạy học ở trường sư phạm

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.93 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông nhìn từ góc độ dạy học ở trường sư phạm" đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông nhìn từ góc độ dạy học ở trường sư phạmKỶ YẾU: “HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TRONG NHÀTRƯỜNG PHỔ THÔNG” NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG SƯ PHẠM Th.S. Phạm Thanh Hải Trường Cao đẳng Sư phạm, Thừa ThiênHuế Hoạt động ngoại khóa (hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp) là một trongnhững mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông. Hoạt độngnày có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục nội khóa, góp phần phát triển và hoàn thiệnnhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh. Nội dungcủa giáo dục ngoại khóa rất phong phú và đa dạng thể hiện qua các hoạt động xãhội, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động, nghiên cứu khoa họcv.v…nhờ đó các kiến thức tiếp thu được ở trên lớp có cơ hội được áp dụng, mởrộng thêm trên thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú học tập nộikhóa. Giáo dục ngoại khóa có thể do giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm,Đội thiếu niên tiền phong, Đoàn thanh niên cộng sản v.v… tổ chức thực hiện. Xem vậy thì quá trình đào tạo giáo viên phổ thông ở các trường cao đẳng,đại học sư phạm có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra năng lực tổ chứchoạt động ngoại khóa ở sinh viên – các nhà giáo, cán bộ Đoàn, Đội trong tươnglai. Và điều dễ thấy là hầu như các môn học, các hoạt động ở trường sư phạmđều có ý nghĩa góp phần hình thành, phát triển năng lực này ở sinh viên. Dướigóc độ chuyên môn, chúng tôi nhận thấy ở trường sư phạm có học phần Hoạt 33TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM - VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤCđộng giáo dục ở trường phổ thông1 là học phần có vai trò nổi bật hơn cả trongviệc hình thành năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ngoại khóa cho sinh viên. Về phương diện lý thuyết thì như vậy, bởi nội dung của học phần này làcác vấn đề chung về lý luận giáo dục (khái niệm, đặc điểm, bản chất, cấu trúc,logic, động lực, tính quy luật của quá trình giáo dục; các nguyên tắc giáo dục),các nội dung giáo dục toàn diện, phương pháp giáo dục và công tác giáo viênchủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. Tuy nhiên, trên thực tế, việc dạy học họcphần này ở các trường sư phạm hiện nay chưa thực sự hữu ích cho việc hìnhthành năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa của sinh viên. Cụ thể, theo chúngtôi có những biểu hiện sau:  Quá trình lên lớp học phần, các giảng viên thường đặt nặng mục tiêu dạyhết bài, đúng giờ, đúng chương trình hơn mục tiêu hình thành năng lực tổ chứchoạt động giáo dục cho sinh viên. Vì vậy, tính lý luận giáo dục quá đậm đặcmặc dù học phần có thể có tên là hoạt động giáo dục.  Các nội dung lý thuyết, khái niệm thường chiếm ưu thế về tỷ lệ thông tintrên lớp vì các giảng viên thường có tâm thế “sợ” sinh viên không nắm vữngkhái niệm, ảnh hưởng tới kỳ thi kết thúc học phần.  Các bài tập thực hành thường được giao một cách chiếu lệ, sinh viên tựlàm, giảng viên thiếu sự kiểm tra, đánh giá vì vậy trên thực tế là sinh viên hầunhư không làm cũng đồng thời là không làm được các bài tập đó. Ví dụ, khi học nội dung giáo dục ý thức công dân có bài tập thực hành:hãy thiết kế bộ câu hỏi để tổ chức cuộc thi cho học sinh THCS tìm hiểu về Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc hãy thiết kế bộ câu hỏi đểtổ chức cuộc thi cho học sinh THCS tìm hiểu về Luật giao thông đường bộ; sinh 34KỶ YẾU: “HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TRONG NHÀTRƯỜNG PHỔ THÔNG”viên được giao bài tập nhưng họ chỉ thực sự làm bài tập đó khi đi thực tập hoặckhi đã ra trường bắt buộc phải làm. Còn trong quá trình học tập học phần hoạtđộng giáo dục thì không phải làm mang tính bắt buộc. Kết quả là dù được họcrồi nhưng khi làm sinh viên vẫn mày mò tự làm từ đầu, vì thế, vai trò của họcphần hoạt động giáo dục khá mờ nhạt.  Các đề thi kết thúc học phần được ra theo hướng nặng về lý thuyết, nhẹ vềthực hành. Trong thực tế, ít giảng viên mạnh dạn ra đề thi học phần này theohướng cho sinh viên được tự chọn bài tập thực hành. Trong quá trình giảng dạy và đánh giá học phần này, chúng tôi đã từng rađề thi học phần này như sau: Chọn 1 trong 3 bài tập thực hành sau (điểm mỗi bài đều như nhau) Bài 1: Lập kế hoạch tổ chức đợt thi đua trong toàn thể học sinh Trườngtrung học cơ sở Tố Hữu chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 (thời gianthi đua từ 1/11 đến 31/11/2006). Bài 2: Lập kế hoạch tổ chức buổi Lễ phát động đợt thi đua trong toàn thểhọc sinh Trường trung học cơ sở Tố Hữu chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam20-11. Bài 3: Viết Lời phát động thi đua đọc trong lễ phát động thi đua chàomừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 tại Trường trung học cơ sở Tố Hữu. Tuy nhiên, việc ra đề như vậy lại nhận được sự phản đối của chính nhữngđồng nghiệp cùng dạy học phần này rằng như vậy là “quá tải” “vượt chươngtrình” và bằng lòng với các đề thi kiểu “truyền thống” hoàn toàn lý thuyết: 35TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM - VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤCPhương pháp thi đua là gì? Hãy trình bày ý nghĩa của phương pháp thi đua. Khisử dụng phương pháp thi đua nhà giáo dục cần lưu ý gì? Hiện tượng vừa nêu phản ánh rõ một điều là dạy học và đánh giá học phầnnày hiện nay còn khá nặng về lý luận, thiếu tính thiết thực. Điều đó cho thấy làngay từ giảng viên cũng cần phải thay đổi nhận thức về tính thiết thực của họcphần đối với việc hình thành năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổthông. Từ thực trạng trên, theo chúng tôi để nâng cao chất lượng hoạt động ngoạikhóa ở trường phổ thông thì n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: