Bài viết này để xuất kỹ thuật nhằm xác định các vectơ nút của B-spline tam giác bậc 2, 3, 4 dựa trên tỉ lệ độ lớn giữa các góc, cạnh của các tam giác trên miền tham số, áp dụng cho cả các nút bên trong và nút ở biên. Việc xác định các nút được kiểm tra thỏa điều kiện sinh nút, tránh trường hợp cộng tuyến giữa các nút được tạo ra
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng tái tạo mặt cong B-spline tam giác dựa trên hiệu chỉnh vectơ nút
Kỷ yếu Hội nghị KHCN Quốc gia lần thứ XI về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông tin (FAIR); Hà Nội, ngày 09-10/8/2018
DOI: 10.15625/vap.2018.00047
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÁI TẠO MẶT CONG B-SPLINE TAM GIÁC
DỰA TRÊN HIỆU CHỈNH VECTƠ NÚT
Lê Thị Thu Nga1, Nguyễn Tấn Khôi2, Nguyễn Thanh Thủy3
1
Khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Quy Nhơn, Việt Nam
2
Khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, Việt Nam
3
Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam
lenga248@gmail.com, ntkhoi@dut.udn.vn, nguyenthanhthuy@vnu.edu.vn
TÓM TẮT: Tái tạo mặt cong từ mô hình lưới mô phỏng bề mặt của đối đượng 3D vẫn đang là vấn đề quan tâm và có nhiều ứng
dụng thực tiễn. Mặt cong tham số B-spline tam giác tái tạo được cho phép biểu diễn các bề mặt có hình dáng đa dạng, thuận tiện
khi hiệu chỉnh bề mặt thông qua các đỉnh điều khiển. Bên cạnh các đỉnh điều khiển, vị trí các vectơ nút trên miền tham số cũng ảnh
hưởng đến hình dáng của mặt cong B-spline tam giác. Bài viết này để xuất kỹ thuật nhằm xác định các vectơ nút của B-spline tam
giác bậc 2, 3, 4 dựa trên tỉ lệ độ lớn giữa các góc, cạnh của các tam giác trên miền tham số, áp dụng cho cả các nút bên trong và
nút ở biên. Việc xác định các nút được kiểm tra thỏa điều kiện sinh nút, tránh trường hợp cộng tuyến giữa các nút được tạo ra. Kết
quả được áp dụng trong quá trình tái tạo B-spline tam giác từ lưới tam giác 3D ban đầu bằng phương pháp dịch chuyển hình học.
Thực nghiệm cho thấy chất lượng của mặt cong B-splỉne tam giác tái tạo được cải thiện rõ rệt.
Từ khóa: Tái tạo mặt cong, chất lượng tái tạo, B-spline tam giác, vectơ nút, hiệu chỉnh nút.
I. GIỚI THIỆU
Mô hình hình học trong không gian ba chiều đóng vai trò quan trọng trong quá trình mô phỏng, thiết kế và tái
tạo bề mặt các đối tƣợng vật lý trên máy tính. Bên cạnh mô hình lƣới đa giác, mặt cong tham số cũng đang đƣợc sử
dụng rộng rãi để mô tả bề mặt 3D của đối tƣợng thực. Mặt cong tham số không chỉ cho phép biểu diễn bề mặt trơn
mềm, liên tục, điều chỉnh bề mặt cục bộ thông qua các đỉnh điều khiển; mà còn có thể tƣơng tác chính xác đến từng
điểm trên bề mặt của đối tƣợng [5, 8]. Nhờ đó, bên cạnh việc biểu diễn bề mặt của đối tƣợng trên máy tính trông thực
hơn, mặt cong tham số còn đóng vai trò đắc lực cho các ứng dụng đòi hỏi khả năng tƣơng tác với bề mặt của đối tƣợng
nhƣ: mô hình hóa hình dạng đối tƣợng ảo, phát hiện va chạm, biến dạng bề mặt, tính toán phản lực trong công nghệ
thực tế ảo; khôi phục lại bề mặt trong tái tạo ngƣợc; ánh xạ mẫu nền, kỹ xảo hoạt hình trong đồ họa máy tính; mô
phỏng bề mặt địa hình, xác định độ cao, nếp đứt gãy trong hệ thống thông tin địa lý; xác định khối lƣợng, diện tích bề
mặt trong tính toán các đặc tính vật lý; tính toán sức căng, độ truyền nhiệt trong phƣơng pháp phần tử hữu hạn,… Các
mặt cong Bézier, B-spline, NURBS,… trên miền tham số tứ giác từ lâu đã trở thành công cụ chính và là chuẩn công
nghiệp trong các hệ thống CAD/CAM [5].
Trong các ứng dụng mô hình hóa, để đáp ứng nhu cầu sử dụng của ngƣời dùng, ngƣời ta cần khai thác thế mạnh
của cả hai mô hình lƣới đa giác và mặt cong tham số. Do đó, nhu cầu chuyển đổi qua lại giữa hai mô hình này cho phép
khai thác hiệu quả các ƣu điểm của chúng, nhằm hỗ trợ trong thao tác hiển thị cũng nhƣ phân tích, tƣơng tác với bề mặt
đối tƣợng. Tái tạo mặt cong từ mô hình lƣới mô phỏng bề mặt của đối đƣợng 3D vẫn đang là vấn đề quan tâm và có
nhiều ứng dụng thực tiễn. Các nghiên cứu chủ yếu tái tạo mặt cong phân mảnh hoặc mặt cong trên miền tham số tứ
giác nhƣ Bézier, B-spline,…[1, 2, 9, 12]. Tuy nhiên, với các mặt cong trên miền tham số tứ giác, để biểu diễn bề mặt
có hình dạng bất kỳ, các mặt cong này cần phải kết nối với nhau. Kết quả thƣờng xuất hiện các kẽ hở, nếp gấp, đặc biệt
tại các đỉnh đặc biệt (có nhiều hơn 4 tứ giác liền kề) [4, 9].
Tái tạo mặt cong trên miền tham số tam giác, đặc biệt là B-spline trên miền tham số tam giác, còn gọi là B-
spline tam giác, đang đƣợc quan tâm trong những năm gần đây [7, 10 ]. Ƣu điểm của mặt cong này là sự kết nối liên
tục và tự động giữa các mảnh B-spline liền kề, cho phép biểu diễn bề mặt trơn mềm toàn cục với hình dáng đa dạng và
hiệu chỉnh bề mặt thông qua các đỉnh điều khiển. Bên cạnh các đỉnh điều khiển, vị trí các vectơ nút trên miền tham số
cũng ảnh hƣởng đến hình dáng của mặt cong B-spline tam giác [6, 11]. Tƣơng tự B-spline tứ giác, B-spline tam giác
cho phép biểu diễn mặt cong trên miền xác định là lƣới phẳng tam giác. Tuy nhiên, không giống B-spline tứ giác, B-
spline tam giác không tƣơng quan với mặt cong Bézier tam giác [3]. Do đó, việc xác định các vectơ nút vẫn đang là
mối quan tâm và cần phải giải quyết các trƣờng hợp cộng tuyến giữa các nút.
Bài viết này để xuất kỹ thuật nhằm xác định các vectơ nút của B-spline tam giác bậc 2, 3, 4 dựa trên tỉ lệ độ lớn
giữa các góc, cạnh của các tam giác trên miền tham số, áp dụng cho cả các nút bên trong và nút ở biên. Việc xác định
các nút đƣợc kiểm tra thỏa điều kiện sinh nút, tránh trƣờng hợp cộng tuyến giữa các nút đƣợc tạo ra. Kết quả đƣợc áp
dụng trong quá trình tái tạo B-spline tam giác từ lƣới tam giác 3D ban đầu bằng phƣơng pháp dịch chuyển hình học.
Thực nghiệm cho thấy chất lƣợng của mặt cong B-splỉne tam giác tái tạo đƣợc cải thiện rõ rệt.
Phần còn lại của bài viết gồm các nội dung sau: Phần 2 trình bày về biểu diễn toán học, vectơ nút và ảnh hƣởng
của vectơ nút đối với hình dạng mặt cong B-spline tam giác; Phần 3 đề xuất phƣơng pháp xác định vectơ nút trên miền
354 NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÁI TẠO MẶT CONG B-SPLINE TAM GIÁC D ...