Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 273.16 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích về vai trò của công tác tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ, đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền an toàn giao thông đường bộ ở nước ta trong những năm trở lại đây. Trong bài viết, tác giả dẫn chứng các nghiên cứu, kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông; từ đó đề ra một số giải pháp trọng tâm để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Đại uý: ThS Đinh Thị Phương Dung Viện Khoa học Cảnh sát - Học viện Cảnh sát nhân dân TÓM TẮT: Bài viết phân tích về vai trò của công tác tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ, đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền an toàn giao thông đường bộ ở nước ta trong những năm trở lại đây. Trong bài viết, tác giả dẫn chứng các nghiên cứu, kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông; từ đó đề ra một số giải pháp trọng tâm để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ trong thời gian tới. Từ khoá: tuyên truyền pháp luật, an toàn giao thông đường bộ, Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông, Quyết định 1317, bảo đảm TTATGT I. VAI TRÒ VÀ THỰC TRANG CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Tuyên truyền về an toàn giao thông đường bộ là bộ phận quan trọng của công tác tuyên truyền, vận động quần chúng chấp hành Luật giao thông, là nhiệm vụ cơ bản, dài lâu trong chiến lược bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của quốc gia. Bản chất của hoạt động tuyên truyền là một quá trình trao đổi thông điệp từ chủ thể tuyên truyền tới đối tượng tiếp nhận thông qua các kênh phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, thông qua hoạt động giảng dạy, học tập, thi tìm hiểu... với mục đích tác động nhằm thay đổi nhận thức, thái độ hành vi, góp phần phát triển xã hội. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 80% các vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra có nguyên nhân xuất phát từ chính người tham gia giao thông, do sự thiếu hiểu biết về pháp luật giao thông, quy tắc giao thông và văn hoá ứng xử khi tham gia giao thông. Chính bởi vậy, việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông đường bộ có vai trò là cầu nối để chuyển tải các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân và là diễn đàn để người dân phản ánh tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông đến lực lượng có chức năng xem xét xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; qua đó góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của người tham gia giao thông. Các chức năng cơ bản của hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông đường bộ: - Thông tin, đây là chức năng cơ bản, đặc trưng của bất kỳ loại hình truyền thông nào, cung cấp những kiến thức cơ bản, cốt lõi về pháp luật giao thông, các vấn đề thời sự trong lĩnh vực an toàn đường bộ, các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu thương tích do tai nạn giao thông; - Tương tác, dựa trên sự tác động tới nhận thức, thế giới quan và các mặt tình cảm, tâm lý của cá nhân cũng như cộng đồng thông qua việc phổ biến các chuẩn mực xã hội, giá trị, hành vi tham gia giao thông đúng đắn; 80 - Giáo dục, bao gồm việc hình thành ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng tham gia giao thông an toàn, thúc đẩy hình thành văn hoá giao thông, xây dựng môi trường giao thông hiện đại, văn minh, đặt tính mạng con người là quan trọng nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền về an toàn giao thông, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1317/QĐ-Ttg ngày 28/8/2020 “Phê duyệt Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở, giai đoạn 2020 - 2025”. Đề án đặt ra Mục tiêu: “Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; phòng, chống tác hại của rượu, bia phải thường xuyên, liên tục, dễ tiếp cận và hiệu quả đối với từng đối tượng; phù hợp với truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán”. Trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, Đề án đã vạch rõ các nội dung cần đẩy mạnh tuyên truyền về “quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện; các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng; hành vi sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông; phổ biến tuyên truyền về mức xử phạt, hình thức xử phạt khi vi phạm giao thông, những hậu quả sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế, gánh nặng cho xã hội, di chứng do tai nạn giao thông gây ra. Tuyên truyền, khuyến khích người dân tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc phương tiện “xanh” (như xe đạp, đi bộ) nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, đặc biệt tại các thành phố lớn, tập trung đông dân cư”. Trong thời gian qua, công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức của xã hội, của người tham gia giao thông được các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quan tâm chỉ đạo, nhiều hoạt động tuyên truyền được tổ chức đồng loạt với quy mô cả nước tạo được dấu ấn và sự quan tâm của xã hội đến công tác đảm bảo TTATGT. Uỷ ban ATGT Quốc gia đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước tổ chức nhiều hoạt động với quy mô lớn, tạo được nhiều dấu ấn và sự quan tâm của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật giao thông, đặc biệt là an toàn giao thông đường bộ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Nội dung, hình thức tuyên truyền chưa được đa dạng hóa. Cán bộ làm công tác tuyên truyền chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài bản. Các mô hình về bảo đảm TTATGT, TTXH hoạt động trên tinh thần tự nguyện, không có kinh phí hỗ trợ, ít được tập huấn về pháp luật, nghiệp vụ và kĩ năng xử lý tình huống do đó rất khó khăn trong hoạt động. Hiệu quả của hoạt động tuyên truyền cũng chưa được tổng kết, đánh giá, phân tích chuyên sâu để làm căn cứ điều chỉnh, xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung và phương pháp tuyên truyền phù hợp với đặc tính từng đối tượng. Để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền về an toàn giao thông đường bộ cần làm tốt việc lập kế hoạch, xây ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Đại uý: ThS Đinh Thị Phương Dung Viện Khoa học Cảnh sát - Học viện Cảnh sát nhân dân TÓM TẮT: Bài viết phân tích về vai trò của công tác tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ, đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền an toàn giao thông đường bộ ở nước ta trong những năm trở lại đây. Trong bài viết, tác giả dẫn chứng các nghiên cứu, kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông; từ đó đề ra một số giải pháp trọng tâm để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ trong thời gian tới. Từ khoá: tuyên truyền pháp luật, an toàn giao thông đường bộ, Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông, Quyết định 1317, bảo đảm TTATGT I. VAI TRÒ VÀ THỰC TRANG CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Tuyên truyền về an toàn giao thông đường bộ là bộ phận quan trọng của công tác tuyên truyền, vận động quần chúng chấp hành Luật giao thông, là nhiệm vụ cơ bản, dài lâu trong chiến lược bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của quốc gia. Bản chất của hoạt động tuyên truyền là một quá trình trao đổi thông điệp từ chủ thể tuyên truyền tới đối tượng tiếp nhận thông qua các kênh phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, thông qua hoạt động giảng dạy, học tập, thi tìm hiểu... với mục đích tác động nhằm thay đổi nhận thức, thái độ hành vi, góp phần phát triển xã hội. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 80% các vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra có nguyên nhân xuất phát từ chính người tham gia giao thông, do sự thiếu hiểu biết về pháp luật giao thông, quy tắc giao thông và văn hoá ứng xử khi tham gia giao thông. Chính bởi vậy, việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông đường bộ có vai trò là cầu nối để chuyển tải các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân và là diễn đàn để người dân phản ánh tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông đến lực lượng có chức năng xem xét xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; qua đó góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của người tham gia giao thông. Các chức năng cơ bản của hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông đường bộ: - Thông tin, đây là chức năng cơ bản, đặc trưng của bất kỳ loại hình truyền thông nào, cung cấp những kiến thức cơ bản, cốt lõi về pháp luật giao thông, các vấn đề thời sự trong lĩnh vực an toàn đường bộ, các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu thương tích do tai nạn giao thông; - Tương tác, dựa trên sự tác động tới nhận thức, thế giới quan và các mặt tình cảm, tâm lý của cá nhân cũng như cộng đồng thông qua việc phổ biến các chuẩn mực xã hội, giá trị, hành vi tham gia giao thông đúng đắn; 80 - Giáo dục, bao gồm việc hình thành ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng tham gia giao thông an toàn, thúc đẩy hình thành văn hoá giao thông, xây dựng môi trường giao thông hiện đại, văn minh, đặt tính mạng con người là quan trọng nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền về an toàn giao thông, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1317/QĐ-Ttg ngày 28/8/2020 “Phê duyệt Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở, giai đoạn 2020 - 2025”. Đề án đặt ra Mục tiêu: “Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; phòng, chống tác hại của rượu, bia phải thường xuyên, liên tục, dễ tiếp cận và hiệu quả đối với từng đối tượng; phù hợp với truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán”. Trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, Đề án đã vạch rõ các nội dung cần đẩy mạnh tuyên truyền về “quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện; các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng; hành vi sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông; phổ biến tuyên truyền về mức xử phạt, hình thức xử phạt khi vi phạm giao thông, những hậu quả sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế, gánh nặng cho xã hội, di chứng do tai nạn giao thông gây ra. Tuyên truyền, khuyến khích người dân tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc phương tiện “xanh” (như xe đạp, đi bộ) nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, đặc biệt tại các thành phố lớn, tập trung đông dân cư”. Trong thời gian qua, công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức của xã hội, của người tham gia giao thông được các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quan tâm chỉ đạo, nhiều hoạt động tuyên truyền được tổ chức đồng loạt với quy mô cả nước tạo được dấu ấn và sự quan tâm của xã hội đến công tác đảm bảo TTATGT. Uỷ ban ATGT Quốc gia đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước tổ chức nhiều hoạt động với quy mô lớn, tạo được nhiều dấu ấn và sự quan tâm của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật giao thông, đặc biệt là an toàn giao thông đường bộ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Nội dung, hình thức tuyên truyền chưa được đa dạng hóa. Cán bộ làm công tác tuyên truyền chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài bản. Các mô hình về bảo đảm TTATGT, TTXH hoạt động trên tinh thần tự nguyện, không có kinh phí hỗ trợ, ít được tập huấn về pháp luật, nghiệp vụ và kĩ năng xử lý tình huống do đó rất khó khăn trong hoạt động. Hiệu quả của hoạt động tuyên truyền cũng chưa được tổng kết, đánh giá, phân tích chuyên sâu để làm căn cứ điều chỉnh, xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung và phương pháp tuyên truyền phù hợp với đặc tính từng đối tượng. Để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền về an toàn giao thông đường bộ cần làm tốt việc lập kế hoạch, xây ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tuyên truyền pháp luật An toàn giao thông đường bộ Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông Quyết định 1317 Bảo đảm tuyên truyền an toàn giao thôngGợi ý tài liệu liên quan:
-
24 trang 116 0 0
-
26 trang 54 0 0
-
Tìm hiểu một số tình huống pháp luật phổ biến: Phần 2
95 trang 28 1 0 -
Tìm hiểu một số tình huống pháp luật phổ biến: Phần 1
85 trang 27 0 0 -
Cẩm nang an toàn giao thông đường bộ
6 trang 24 0 0 -
Bộ luật tố tụng hình sự - Bình luận khoa học: Phần 2
346 trang 23 0 0 -
Giáo trình An toàn giao thông đường bộ: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Xuân Cậy
95 trang 22 0 0 -
Báo cáo giữa kỳ: Nghiên cứu quy hoạch tổng thể an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam
11 trang 22 0 0 -
Đặc san tuyên truyền pháp luật số 13
86 trang 22 0 0 -
Kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: Phần 2
135 trang 21 0 0