Danh mục

Nâng cao hiệu quả học tập học phần Thuế nhà nước tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 369.99 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay ngày càng chuyển biến theo hướng hội nhập kinh tế sâu rộng; các chính sách, pháp luật kinh tế, tài chính nói chung; chính sách, pháp luật thuế nói riêng thường xuyên thay đổi. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng học tập học phần Thuế nhà nước, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả học tập học phần Thuế nhà nước cho sinh viên các ngành kinh tế của trường Đại học kinh tế Nghệ An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả học tập học phần Thuế nhà nước tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP HỌC PHẦN THUẾ NHÀ NƢỚC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN Ths. Ngô Thị Tú Oanh Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trƣờng Đại học kinh tế Nghệ An Tóm tắt: Nền kinh tế Việt Nam hiện nay ngày càng chuyển biến theo hướng hội nhập kinh tế sâu rộng; các chính sách, pháp luật kinh tế, tài chính nói chung; chính sách, pháp luật thuế nói riêng thường xuyên thay đổi. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng học tập học phần Thuế nhà nước, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả học tập học phần Thuế nhà nước cho sinh viên các ngành kinh tế của trường Đại học kinh tế Nghệ An. Từ khóa: hiệu quả học tập, thuế nhà nước. I. Đặt vấn đề Ngày nay, các kiến thức và kĩ năng liên quan đến thuế chiếm vai trò quan trọng đối với sinh viên khi ra trường tham gia vào hầu hết các lĩnh vực từ kinh doanh, tài chính, xây dựng, dịch vụ...Tại hầu hết các trường đại học, cao đẳng và cơ sở đào tạo giáo dục khác, thuế được đưa vào chương trình đào tạo cử nhân kinh tế. Do số lượng các văn bản pháp luật về thuế khá lớn, các thông tư thường xuyên thay đổi, sinh viên không cập nhật kịp thời và không hiểu rõ kiến thức lẫn kĩ năng thực hành sau khi ra trường nên không được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Làm thế nào có thể nâng cao hiệu quả học tập học phần Thuế nhà nước cho sinh viên là một câu hỏi rất được quan tâm từ phía Nhà trường và sinh viên. II. Thực trạng học tập học phần Thuế nhà nƣớc tại trƣờng Đại học Kinh tế Nghệ An Hiện nay hầu hết giáo trình Thuế nhà nước cung cấp cho các sinh viên khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán kiểm toán, kinh tế đầu tư... đều có chung một nội dung, phần lớn sao chép gần như nguyên văn các văn bản, thông tư, nghị định, luật thuế và có kèm các bài tập để sinh viên tính toán các loại thuế, chứ chưa thực sự có một giáo trình nào có dấu ấn riêng, gắn với thực tiễn công việc của từng ngành, có thể để sinh viên ứng dụng vào vị trí công việc sau này tốt nghiệp. Ngoài ra, cũng chưa có giáo trình nào đưa ra các tình huống thực tế mà người 64 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN nộp thuế và cơ quan thuế cần phải giải quyết hay tập trung vào việc diễn giải cụ thể các nội dung chính, quan trọng của luật, thông tư... Dẫn đến sinh viên không thể thực hành tốt các tình huống trong thực tế. Các thông tư, luật thuế thay đổi liên tục nên thời gian ở lớp sinh viên chủ yếu tập trung vào nghiên cứu lý thuyết và hạn chế thực hành. Tại trường học cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên để tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hành tính toán, khai báo và nộp thuế trực tuyến là điều rất khó. Sinh viên chỉ được thực hành qua loa, mang tính chất hình thức là chủ yếu. Một số giảng viên chủ yếu dành thời gian giảng dạy tại trường, ít tham gia liên hệ thực tế tại các doanh nghiệp, công ty ở ngoài nên giảng viên chỉ tập trung làm rõ các nội dung của văn bản pháp luật thuế chứ chưa có liên hệ thực tế đến từng ngành học mà sinh viên đang được đào tạo. Bài giảng chưa thực sự phong phú, sinh động để có thể thu hút được sự tìm tòi, đào sâu kiến thức của sinh viên. Sinh viên chỉ nghiên cứu lý thuyết khô khan, ít được áp dụng kiến thức vào thực tiễn ngành nghề mình đang học nên không hào hứng với môn học. Tại Việt Nam, thuế là một lĩnh vực khá nhạy cảm, nên khi sinh viên tham gia thực tập hay đi thực tế các doanh nghiệp, rất khó khăn để được tiếp cận các thông tin về thuế do đó kết quả thu được hầu như không cao. Ngoài ra, một số sinh viên chưa thực sự say mê học tập, chưa rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu dẫn đến chưa hiểu rõ được bản chất của vấn đề, không thường xuyên cập nhật sự thay đổi của các thông tư, luật thuế. III. Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập học phần thuế nhà nƣớc Thứ nhất, giảng viên cần giảm bớt các nội dung lý thuyết khô khan, linh hoạt kết hợp đan xen việc thực hành nghề nghiệp cho sinh viên. Chẳng hạn, khi nghiên cứu đến một luật thuế nào đó, ngoài việc diễn giải các nội dung lý thuyết, giảng viên cần đưa ra nhiều tình huống thực tế, chia lớp thành nhiều nhóm để thảo luận. Các nhóm sẽ sử dụng văn bản pháp luật mới nhất để giải quyết các tình huống của nhóm mình, đồng thời đóng góp ý kiến của mình cho các nhóm khác. Giảng viên là người tổng hợp và đưa ra cách giải quyết hợp lý cho mỗi tình huống. Như vậy, từ đó sinh viên sẽ hiểu sâu hơn các luật thuế để có thể áp dụng vào thực tế. Ví dụ khi nghiên cứu đến luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, giảng viên có thể đưa ra các tình huống sau cho sinh viên thảo luận: Công ty A kinh doanh mặt hàng rượu 65 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 - Thuế TTĐB chỉ áp với ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: