Danh mục

Nâng cao hiệu quả quản lý các quy trình tương tác nhằm tối đa hóa lợi ích của hợp tác giáo dục quốc tế: Tình huống nghiên cứu từ các chương trình liên kết của các trường đại học ở Vương quốc Anh

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 570.52 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả lập luận rằng việc không quan tâm đúng mức đến các vấn đề tương tác như vậy có thể cản trở giá trị gia tăng mà các dự án hợp tác giáo dực quốc tế có thể mang lại và cần phải chú ý nhiều hơn đến bản thân quá trình hợp tác để tối đa hóa lợi ích giữa các cơ sở giáo dục. Bài viết trình bày một số giải pháp và khuyến nghị cho nhân sự, giảng viên tham gia nghiên cứu, lập kế hoạch hoặc tham gia vào các chương trình hợp tác giáo dục quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả quản lý các quy trình tương tác nhằm tối đa hóa lợi ích của hợp tác giáo dục quốc tế: Tình huống nghiên cứu từ các chương trình liên kết của các trường đại học ở Vương quốc Anh 92 NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC QUY TRÌNH TƯƠNG TÁC NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI ÍCH CỦA HỢP TÁC GIÁO DỤC QUỐC TẾ : TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU TỪ CÁC CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VƯƠNG QUỐC ANH IMPROVING INTERACTION PROCESSES TO MAXIMIZE THE BENEFITS OF INTERNATIONAL EDUCATION COLLABORATIONS: CASE STUDY OF UNIVERSITIES FROM THE UNITED KINGDOM ThS Lê Sơn Đại – Bộ môn Nghiệp vụ TÓM TẮT Hợp tác quốc tế thường được đề cập đến trong các chiến lược của các trường đại học như một cách thúc đẩy toàn cầu hóa. Việc kết nối đạt được thường dựa trên sự kết nối giữa các nhân viên đến từ nhiều nền giáo dục khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về các nhân tố cơ bản để tạo điều kiện cho sự kết nối này cũng như những thách thức mà giảng viên có thể gặp phải khi tham gia vào các hoạt động hợp tác như vậy vẫn chưa thực sự được đầu tư. Trong bài viết này, tác giả lập luận rằng việc không quan tâm đúng mức đến các vấn đề tương tác như vậy có thể cản trở giá trị gia tăng mà các dự án hợp tác giáo dực quốc tế có thể mang lại và cần phải chú ý nhiều hơn đến bản thân quá trình hợp tác để tối đa hóa lợi ích giữa các cơ sở giáo dục. Tác giả phân tích trải nghiệm tương tác của các giảng viên đã tham gia vào một loạt các dự án và báo cáo học tập điện tử (e-learning) hợp tác với các trường đại học ở Anh và minh họa những thách thức chính mà họ phải đối mặt và cách giải quyết các vấn đề này. Bài báo kết thúc với một số giải pháp và khuyến nghị cho nhân sự, giảng viên tham gia nghiên cứu, lập kế hoạch hoặc tham gia vào các chương trình hợp tác giáo dục quốc tế. Từ khóa: hợp tác giáo dục quốc tế, quy trình tương tác, hợp tác Abstract International collaborations are frequently mentioned in university strategies as a way of promoting internationalization, often in relation to achieving greater connectivity among staff from different backgrounds. Much less explicit attention is 93 paid to the underlying rationale for facilitating such connectivity, or the challenges academic staff may face in participating in such collaborations. In this article, the author argues that failure to pay adequate attention to such interaction issues can hinder the added value that international projects can offer and that much greater attention needs to be paid to the collaboration process itself in order to maximize benefits. The author analyzes the interaction experiences of staff who participated in a set of Sino-British collaborative e-learning projects and reports and illustrates the key challenges they faced and the ways in which they responded. The article concludes with a number of implications and recommendations for personnel involved in researching, planning, and/or participating in international education collaborations. Keywords: international education collaborations, interaction processes, collaborations 1. Giới thiệu chung Toàn cầu hóa là một yếu tố quan trọng trong tầm nhìn chiến lược của nhiều trường đại học trên toàn thế giới. Khát vọng thường tập trung vào sự phát triển của “sinh viên tốt nghiệp quốc tế”, với trọng tâm là quốc tế hóa chương trình giảng dạy và tính lưu động của sinh viên. Tuy nhiên, như nhiều tác giả khác nhau (Black, 2004; De Wit & Beelen, 2013; Leask, 2007; Lunn, 2008; Stohl, 2007) cho rằng đội ngũ giảng viên là một yếu tố quan trọng trong sự thành công của quy trình, và may mắn thay, tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên trong các sáng kiến quốc tế hóa ngày càng được công nhận (Brookes & Becket, 2011, p. 378). Phân tích chiến lược của các trường đại học từ Vương quốc Anh chiến lược tầm nhìn cho thấy rằng nhiều quốc gia với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối đội ngũ giảng viên áp dụng các cơ chế như sau: - Việc tuyển dụng các nhân viên xuất sắc từ khắp nơi trên thế giới; - Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu quốc tế; - Khuyến khích sự di chuyển của nhân viên, chẳng hạn như thông qua các kỳ nghỉ phép tại các trường đại học ở một quốc gia khác và thông qua việc tham dự các hội nghị quốc tế; 94 - Sự phát triển của các chương trình cấp bằng chung. Tuy nhiên, các tác giả ít chú ý đến lý do cơ bản để tạo điều kiện cho sự kết nối này giữa các giảng viên, mà hầu hết đều không đưa ra được lý do cho vấn đề này. Kim (2009) cho rằng sự hợp tác này chủ yếu xuất phát từ ích kinh tế, theo đó, một số trường đại học thể hiện rõ sự liên kết với lợi ích kinh tế trong việc hợp tác quốc tế. Ví dụ, Đại học Glasgow (2010) cho rằng: Trọng tâm của quá trình quốc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: