Danh mục

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ Ở CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH KHÁCH SẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 496.41 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ quản lý theo định hướng thị trường của các doanh nghiệp ngành du lịch khách sạn TPHCM. Đồng thời xác định tác động của từng thành phần định hướng thị trờng lên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ Ở CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH KHÁCH SẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 08 - 2007 NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ Ở CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH KHÁCH SẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG Lại Văn Tài, Hứa Kiều Phương Mai Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ quản lý theo định hướng thị trường củacác doanh nghiệp ngành du lịch khách sạn Tp Hồ Chí Minh. Đồng thời xác định tác động củatừng thành phần định hướng thị trường lên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Kết quả phân tích nhân tố và hồi quy đa biến trên tổng mẫu 183 doanh nghiệp cho thấy thànhphần “Ứng phó nhanh nhạy” là thành phần có tác động đáng kể nhất lên hiệu quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến các thành phần“Định hướng khách hàng”, “Định hướng cạnh tranh”, “Phối hợp chức năng” và “Kiểm soátlợi nhuận”. Từ khóa: Định hướng thị trường, định hướng khách hàng, định hướng cạnh tranh, phốihợp chức năng, kiểm soát lợi nhuận, ứng phó nhạy bén, kết quả kinh doanh, ngành du lịchkhách sạn. Vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường dựa trên sự điều tiết của quy luật cung cầu sẽmang lại hiệu quả thiết thực cho việc phát triển nền kinh tế, nó hướng tới việc vận dụng tối ưucác nguồn lực trong quá trình thoả mãn tối đa nhu cầu của con người. Doanh nghiệp sử dụngtối ưu nguồn lực cũng sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững và hiệu quả hoạt động kinhdoanh cao nhất. Trong công cuộc “đổi mới” của mình, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thànhcông. Tăng trưởng kinh tế liên tục đạt ở mức cao 7-8%/năm. Việc Việt Nam gia nhập tổ chứcthương mại thế giới, hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, bước vào sân chơi chung, sân chơi vậnhành theo cơ chế thị trường, cũng hứa hẹn mang đến nhiều thành công mới cho Việt Nam.Hàng loạt các cơ hội đồng thời cũng không ít các nguy cơ luôn rình rập đe doạ sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ đề cập đến vấn đề Định hướng thị trường (Marketorientation – MO) ở các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đổi mới, trong đó tập trunglàm rõ các thành tố MO, cách thức đánh giá và tác động của nó đối với hiệu quả hoạt động củacác doanh nghiệp. Là một trong những ngành tiếp cận sớm nhất với môi trường kinh doanh quốc tế đầy năngđộng, ngành du lịch Việt nam đang từng bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Trongphạm vi hạn hẹp của bài viết, tác giả sẽ tập trung phân tích cho ngành du lịch và các doanhnghiệp tham gia trong ngành du lịch tại Tp.HCM. Ngành du lịch và các doanh nghiệp đã làmgì, định hướng thị trường như thế nào và họ đã có những chuẩn bị gì để đối đầu với nhữngbiến động, những thời cơ thách thức do cơ chế thị trường tự do mang lại. Thuật ngữ định hướng thị trường được biết đến đầu tiên ở các nước phát triển từ nhữngnăm 1957 – 1960 nhưng mới chỉ dừng trong phạm vi lý thuyết, học thuật thuần túy. Từ đầunhững năm 1990 trở đi, các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến khái niệm này dướigóc độ ứng dụng. Trong bài tổng hợp về MO, Lafferty và Hult (2001) tổng kết có năm trườngphái MO: Trường phái tiếp cận theo hướng ra quyết định, MO là một quá trình ra quyết định củatổ chức, nhấn mạnh tính cam kết của ban quản trị về việc chia sẻ thông tin cho các phòng banchức năng. Shapiro (1988) cho rằng mối liên kết trong nội bộ tổ chức mạnh sẽ tạo nên sựtruyền thông rõ ràng, sự kết hợp bền vững và sự cam kết ở mức độ cao. Tuy nhiên, Shapiro chỉ Trang 67Science & Technology Development, Vol 10, No.08 - 2007dừng lại ở mức độ ra quyết định chứ chưa thể hiện sự phối hợp tạo ra giá trị cho khách hàng,chưa đề cập đến yếu tố cạnh tranh trên thị trường trong khi sự cạnh tranh là một trong cácthành phần thiết yếu của nguyên lý “Định hướng thị trường”. Trường phái hành vi với đại diện là Kohli và Jaworski (1990). Trường phái này xem MOlà quá trình triển khai các khái niệm tiếp thị bằng 3 hành động cụ thể: (1) Tạo lập thông tin; (2)Phổ biến thông tin; (3) Khả năng ứng phó của DN với các thông tin có được. Nhóm tác giả đãnhận diện được hệ quả “Định hướng lợi nhuận” của MO. Đây chính là tiền đề cho ra đờihướng nghiên cứu mới trong MO - mối quan hệ Định hướng thị trường và hiệu quả hoạt độngdoanh nghiệp. Trường phái tiếp cận theo hướng văn hóa doanh nghiệp, Narver và Slater (1990), MOlà một loại văn hoá doanh nghiệp, tạo nền tảng cho việc tạo nên giá trị tốt hơn cho khách hàngvà sự thành công của doanh nghiệp. Văn hoá này được kết hợp từ 3 thành phần: (1) địnhhướng khách hàng (2) định hướng đối thủ cạnh tranh; (3) Liên kết chức năng. Trường phái tiếp cận theo hướng tập trung chiến lược, Ruekert (1992) cũng dựa trênđịnh nghĩa của Kohli & Jaworski và Narver & Slater, nhưng Ruekert tập trung vào phân tíchtheo đơn vị kinh doanh hơn là phân tích theo thị trường riêng lẻ. Theo Ruekert, yếu tố môitrường bên ngoài ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển của MO chính là khách hàng. Trường phái tiếp cận theo hướng định hướng khách hàng: Deshpande và cộng sự(1993) đã đồng nhất MO với định hướng khách hàng. Đồng thời nhóm tác giả cũng phản bácyếu tố định hướng đối thủ cạnh tranh trong khái niệm MO, tuy nhiên họ lại thừa nhận việc liênkết chức năng rất phù hợp với định hướng khách hàng và là một phần trong định hướng kháchhàng. Trong nghiên cứu của mình, Deshpande và cộng sự xem định hướng khách hàng là mộtphần trong cả tổng thể văn hoá doanh nghiệp. Nhìn chung, cả năm trường phái đều xem việc thỏa mãn khách hàng là mục tiêu củanguyên lý MO. Vì thế, ai cũng xem trọng việc thu thập thông tin về khách hàng. Hai nghiêncứu được nhiều người ủng hộ nhất là của Kohli & Jaworski (1990) và Narver & Slater (1990)với định nghĩa MO là một triết lý đa thành phần, ...

Tài liệu được xem nhiều: