Danh mục

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 334.33 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam nghiên cứu tìm hiểu thực trạng thu hút vốn FDI, đánh giá tình hình sử dụng vốn từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM Phạm Thị Ngọc Ly Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Tóm tắt Thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong hơn 30 năm đổi mới. FDI không chỉ bổ sung vốn cho đầu tư phát triển mà còn giúp Việt Nam tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mở rộng thị trường... Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế như liên kết của khu vực FDI đến khu vực trong nước chưa chặt chẽ và hiệu ứng lan tỏa năng suất chưa cao, các dự án FDI chủ yếu tập trung ở các ngành sử dụng nhiều lao động, công nghệ trung bình, hiện tượng chuyển giá, trốn thuế diễn ra thường xuyên… Vì vậy, bài viết tìm hiểu thực trạng thu hút vốn FDI, đánh giá tình hình sử dụng vốn từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI ở Việt Nam. Từ khóa: Chuyển giá, Doanh nghiệp, FDI 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với quá trình Đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Luật Đầu tư nước ngoài đã được Quốc hội thông qua và ban hành vào ngày 29/12/1987, đánh dấu bước ngoặt cho việc chính thức hóa dòng vốn ngoại đầu tư vào Việt Nam. Từ chủ trương đúng đắn đó, trải qua chặng đường hơn 30 năm đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài góp phần tác động thúc đẩy chuyển dịch, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, sản phẩm, dịch vụ; thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập, tăng cường quan hệ đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế. (Nguyễn Thị Việt Nga; 2018). Tuy đạt được những kết quả quan trọng, nhưng thu hút FDI vẫn còn nhiều hạn chế trong đó đáng chú ý như nhiều doanh nghiệp (DN) FDI chuyển giá, trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường; tác động lan tỏa và liên kết giữa khu vực FDI và khu vực trong nước chưa được như kỳ vọng; phần lớn phụ tùng, nguyên vật liệu và dịch vụ đi kèm cho sản xuất được nhập khẩu, thay vì được cung ứng bởi các DN trong nước; mục tiêu tiếp thu công nghệ mới, tiên tiến từ các nước công nghiệp phát triển hàng đầu rất khó khăn và gần như không đạt được… Đánh giá cụ thể hơn về tính liên kết giữa DN FDI với DN trong nước, Kyle F. Kelhofer Giám đốc quốc gia của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) tại Việt Nam, Lào, 377 Campuchia cho rằng: “Liên kết FDI và DN trong nước còn yếu, thể hiện ở giá trị gia tăng nội địa còn hạn chế, đặc biệt trong những ngành có độ phức tạp cao do các hạn chế ở cấp DN, năng lực đổi mới sáng tạo, trình độ quản lý và kỹ năng lao động của DN trong nước. Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hiện nay mang đến nhiều cơ hội, nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức, đó là: Tự động hóa sẽ làm giảm lực lượng lao động trong ngành chế biến/chế tạo và dịch vụ, làm giảm bớt lợi thế của những nước có chi phí nhân công thấp. Việc dỡ bỏ rào cản thương mại và cải thiện môi trường kinh doanh ở các nước có chi phí nhân công thấp trong khu vực, đồng nghĩa với việc Việt Nam không thể tiếp tục lấy giá nhân công thấp làm công cụ marketing thu hút FDI. Việc tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một lợi thế đối với Việt Nam nhưng cũng đặt ra thách thức đó là các nhà đầu tư sẽ có nhiều lựa chọn giữa các nước có chi phí thấp hơn và những nước có chuỗi cung ứng trong nước phát triển và lực lượng lao động lành nghề hơn…”. Trước tình hình trên, bài viết tìm hiểu thực trạng thu hút vốn FDI, đánh giá tình hình sử dụng vốn từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI ở Việt Nam. 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM Khu vực có vốn FDI sau hơn 30 năm phát triển đã trở thành một khu vực năng động và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Khu vực này đã tạo ra một phương thức thu hút đầu tư mới, tác động lan tỏa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khơi dậy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước. Theo đánh giá của giới chuyên gia, đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam ngày càng cao, nếu giai đoạn 1986 - 1996, khu vực FDI chỉ đóng góp 15,04% thì đến giai đoạn 2010 - 2017, khu vực này đã đóng góp vào GDP là 27,7%. Năm 2018 tiếp tục ghi nhận những thành công nổi bật trong thu hút vốn FDI với tổng vốn đầu tư cấp mới, tăng thêm và cả góp vốn, mua cổ phần là trên 35,46 tỷ USD. Đặc biệt, vốn FDI giải ngân đạt mức kỷ lục với 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017 (Hình 1). Hình 1: Thu hút FDI vào Việt Nam (1988 - 2018) 378 Ngoài bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khu vực FDI còn đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN). Giá trị nộp NSNN của khu vực này được ghi nhận là có xu hướng tăng mạnh qua các giai đoạn, cụ thể, giá trị nộp NSNN của khu vực FDI đã tăng từ 1,8 tỷ USD (giai đoạn 1994 - 2000) lên 14,2 tỷ USD (giai đoạn 2001 - 2010). Giai đoạn 2011 - 2015, thu NSNN từ khu vực này cũng đạt 23,7 tỷ USD, chiếm gần 14% tổng thu NSNN. Năm 2017, khu vực FDI đã đóng góp vào ngân sách gần 8 tỷ USD, chiếm hơn 17% tổng thu NSNN. Đồng thời, khu vực FDI cũng đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Từ năm 2010 trở lại đây, tăng trưởng xuất khẩu của khu vực vốn FDI cao gấp 2 - 3 lần so với khu vực trong nước, kim ngạch xuất khẩu gấp khoảng 1,5 - 2 lần. Tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 17% năm 1995 lên 71,7% năm 2018. Xuất siêu của khu vực này cũng góp phần cân bằng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: